Khoảnh khắc "tình đổ bình" của cặp vợ chồng U90 dắt tay nhau đi làm căn cước công dân
Câu chuyện tình yêu của đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi làm căn cước công dân khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ở đờі, mаy mắո ɡặр đượᴄ ᴄhâո áі đã đáոɡ ԛυý, ɡặр đượᴄ ոɡườі đồոɡ hàոh hơո ոửа thế kỷ lại ᴄàոɡ hіếm hᴏі.

Người ta nói thời gian chính là "phép thử" của tình yêu, bởi nó có sức mạnh biến những thứ tưởng chừng vô hạn thành có hạn. Khi mà mạng xã hội chưa thịnh hành như bây giờ, ta chưa biết nhiều về những cuộc tình tan vỡ, vì thế sống lạc quan hơn và đặt nhiều niềm tin vào tình yêu hơn. Ngày nay, khi lướt đâu đó trên mạng xã hội hay đọc vài tin bài trên báo, ta thường xuyên chứng kiến những cuộc chia ly vội vã hơn, cũng bởi thế mà thật khó tin tưởng vào tình yêu.
Dù vậy, khó tìm thấy không có nghĩa là tình yêu không tồn tại, cũng chính vì khó nên nó mới đáng trân quý biết bao. Mới đây, câu chuyện tình yêu hơn 60 năm của cặp vợ chồng U90 tay trong tay đi làm căn cước công dân (CCCD) được anh Đặng Đoàn Sang chia sẻ trên mạng xã hội Facebook đã khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Bức ảnh không màu minh chứng cho tình yêu dài 60 năm

Ông ngoại Sang tên là Xuân Trường, sinh năm 1938, bà ngoại tên Tâm, ít hơn ông 3 tuổi, hiện cả hai đều sinh sống ở Uông Bí (Quảng Ninh). Hồi còn trẻ, ông Trường là công nhân nhà máy nhiệt điện Uông Bí, bà làm lâm nghiệp. Hai ông bà ở gần nhà và biết nhau từ khi còn nhỏ. Sau này khi lớn lên, ông Trường thấy mến bà nên bảo mẹ sang hỏi cưới bà. Khi ấy ông Trường cao to, đẹp trai lại gần nhà, nghĩ có đi làm dâu cũng chẳng phải đi xa nên bà Tâm lập tức đồng ý.
Năm 1960, do hoàn cảnh gia đình hai bên cũng mấy khá giả, ông bà tổ chức đám cưới đơn giản chỉ có hoa quả, bánh kẹo, không có tiệc mặn. Lúc ấy nước ta hãy còn chiến tranh, bố ông Trường còn phải đi chiến trường miền Nam nên đám cưới diễn ra chỉ có gia đình nhà bà Tâm.
Cưới nhau đến năm 1963, hai ông bà mới có một tấm ảnh chụp chung với nhau. Trong hình ông mặc đồ bộ đội, bà thắt bím tóc hai bên, bức ảnh ấy được hai người giữ gìn vô cùng cẩn thận để minh chứng cho cuộc hôn nhân kéo dài hơn nửa thế kỷ của mình.
Chuyện tình "cổ tích" và bức ảnh tay nắm tay đi làm căn cước công dân
Sau khi lấy nhau được một thời gian, ông Trường phải đi bộ đội tham gia kháng chiến. Bà Tâm một mình ở nhà, ban ngày làm ở hợp tác xã nông nghiệp, tan làm thì vất vả chăm con. Khi ấy, cuộc sống của bà vô cùng vất vả lại cô đơn, nhưng vì thương con nên bà vẫn luôn cố gắng để cuộc sống tốt hơn. Đến năm 1968, ông Trường trở về sau kháng chiến rồi vào làm công nhân ở nhà máy nhiệt điện. Chồng về, bà Tâm đỡ vất vả hơn, cả hai cùng nhau làm lụng, nuôi nấng 6 người con khôn lớn.
Đi qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng tình yêu mà hai ông bà dành cho nhau thì vẫn còn nguyên vẹn, tạo nên câu chuyện "cổ tích" giữa đời thực. 61 năm bên nhau, từ thời thanh xuân tươi đẹp cho đến khi “đầu bạc răng long”, hai ông bà đã chứng minh rằng tình yêu chân thành là có thật trên đời. Dù đôi lúc vẫn còn cãi nhau như khi còn trẻ, nhưng có lẽ đó là thứ gia vị đặc biệt khiến cuộc sống hôn nhân trở nên vui vẻ, nhiều màu sắc.

Theo anh Sang chia sẻ: "Hằng ngày ông dẫn bà đi tập thể dục, chăm chút chu đáo khi đối phương bị ốm. Ông bị tiểu đường nên bà không cho ăn đồ ngọt, bà đau chân ông còn tắm rửa cho bà. Có lần ông xa bà có một ngày thôi đã kêu nhớ rồi. Những việc nhỏ nhặt thôi nhưng đều khiến con cháu ngưỡng mộ.
Bình thường, ông tôi không phải là người lãng mạn hay nghĩ đến chuyện tặng quà cho bà vào những ngày lễ nhưng ông luôn thể hiện bằng hành động. Biết vợ mình sức khỏe yếu hơn, ông ngày nào cũng kiểm tra bà ăn ngủ đúng giờ. Sáng sáng dắt bà đi bộ rồi lại xách làn đi chợ với bà. Ông chú ý đến đơn thuốc, dặn bà uống đúng giờ. Cảm nhận được sự chân thành trong những điều quan tâm ấy nên bà mới bảo rằng đó là lãng mạn nhất và không cần gì hơn".
Từ khi bà Tâm bị tai nạn giao thông, chân yếu đi, ông Trường không yên tâm để bà đi đâu một mình. Cứ thế, cho dù đi chợ cách nhà 500m, ông cũng dắt đi đồng hành cùng mới yên lòng. Gần đây cũng vậy, khi phải đi làm căn cước công dân gắn chip mới, hai ông bà cũng dắt tay nhau đi. Hình ảnh hai cụ già lọ mọ cầm tay nhau đi chụp ảnh căn cước công dân mới đã được một người cháu ngoại chụp lại, đăng lên mạng xã hội và nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Có thể thấy, tình yêu chẳng cần phải là những thứ xa hoa, nó hoàn toàn được vun đắp bởi tình cảm chân thành, sẻ chia, tôn trọng và tình yêu dành cho nhau. Chuyện tình của ông bà U90 sẽ là minh chứng ngọt ngào và sâu sắc để giới trẻ có thêm niềm tin vào tình yêu đẹp.
Ngọt ngào tình yêu thời "ông bà anh" của vợ chồng U90 sửa xe ở Quảng Trị
Đọc thêm
Cụ bà 91 tuổi cảm thấy vui sướng khi được đi nhiều nơi, gặp được nhiều người tốt và cảm thấy không có gì phải hối tiếc.
"Hạnh phúc lớn nhất là sống hài lòng từng chút một" là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Plato, ám chỉ rằng ta càng hài lòng với cuộc sống của mình thì càng ít vấn đề phải lo lắng.
"999 lá thư gửi cho chính mình" của Miêu Công Tử là một cuốn sách tản mạn đầy cảm xúc của tác giả người Trung Quốc. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến với độc giả đó là hãy cứ sống hết mình cho dù ngày mai có thế nào đi chăng nữa. Bởi vì chỉ có sống lạc quan bạn mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ để vượt qua giông bão của tuổi trẻ.
Tin liên quan
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao giữa hàng vạn người trên thế gian này bạn lại gặp được người ấy chưa? Nhân duyên vợ chồng từ tiền kiếp chính là sợi dây vô hình kéo hai người xa lạ đến bên cạnh nhau. Nhân duyên là 1 điều gì đó thật diệu kỳ. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn và người ấy sớm muộn gì cũng sẽ trở thành vợ chồng của nhau.
Để có đĩa hành củ muối trắng, dậy mùi thơm và chua vừa phải chuẩn vị người miền Bắc không phải đơn giản, tất cả đều có bí quyết riêng.
Chị Lê Thị Minh Thủy hiện là Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) trẻ nhất nước. Chưa đầy 60 tuổi mà bà đã phải gánh chịu nỗi đau chồng và con trai hy sinh khi làm nhiệm vụ.