Nhân sĩ nào níu thuyền ngăn Trần Nghệ Tông bỏ chạy khi Chiêm Thành tấn công Thăng Long?

Bùi Mộng Hoa chính là người níu thuyền khuyên ngăn Trần Nghệ Tông ở lại cùng quân dân quyết chiến chống giặc khi ông có ý định bỏ chạy...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bùi Mộng Hoa là ai?

Bùi Mộng Hoa là nhân sĩ nổi tiếng cuối thời Trần. Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan dưới triều vua Trần Nghệ Tông. Ông là người thẳng thắn, cương trực, trung quân ái quốc. 

Viết về Bùi Mộng Hoa, sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập 1, Nxb. Hải Phòng, 2000 có đoạn: "Bùi Mộng Hoa tên húy là Thành, Mộng Hoa là tên chữ, sinh ngày 15 tháng 3 năm Quý Tỵ (1353). Không rõ ngày mất. Ông người trang Hoa Chử, huyện An Lão, (nay là thôn Hoa Chử, xã Trường Thành, huyện An Lão). Tổ tiên xa của ông vốn người Châu Ái (Thanh Hóa), cuối đời Lý, nhân loạn di cư đến ở trang Hoa Chử lấy con gái họ Nguyễn ở trang này. Đến đời cháu trưởng là Bùi Đĩnh đỗ đạt làm quan đến tước quan nội hầu. Bùi Đĩnh là cha của Bùi Mộng Hoa, muộn con, tuổi đã cao mới sinh được Bùi Thành (Bùi Mộng Hoa). Bùi Thành từ nhỏ có tiếng nhân từ, hiếu nghĩa, lại học giỏi. Năm 26 tuổi ông đỗ Thái học sinh (học vị Tiến sĩ đời trần), làm quan dưới triều Nghệ Tông, Duệ Tông, Thuận Tông đời Trần, trải thăng từ chức Học sinh đến Tuyên phủ sứ châu Hóa. Khi làm quan, Bùi Mộng Hoa thường cương nghị thẳng thắn, gặp việc sai trái ông bắt bẻ, tranh biện, không e sợ kẻ quyền quý. Khi quân Chiêm xâm phạm bờ cõi, ông tham gia đánh địch, thắng lớn ở Cổ Vô, do đó được thăng Thiêm sự Khu mật viện, được ban thực ấp gồm hai trang Hoa Chử, Phương Chử (thuộc xã Trường Thành, huyện An Lão nay). Sau thấy Hồ Quý Ly lộ rõ ý muốn cướp ngôi nhà Trần, Bùi Mộng Hoa nhân dịp nhà vua cầu lời nói thẳng đã dâng sớ mượn lời đồng dao tố cáo Quý Ly thâm hiểm định dòm ngó ngôi báu”.

bui-mong-hoa-ngan-vua-nghe-tong-bo-chay-la-ai

Sách Nhân vật chí vựng biên chép: “Mùa hạ đại hạn, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu cầu có người nói thẳng việc triều chính thuở ấy. Ông dâng thư có câu: “Thần nghe các trẻ con hát rằng: Thâm tai Lê sư, tất nhiên thái sư Lê Quý Ly có dị chí”. Thượng hoàng đem lời ấy bảo cho Quý Ly biết. Ông đành ẩn thân. Tuy nhiên, khi Quý Ly chuyên chính, vẫn có ý muốn dùng ông, hằng cho người vời đến, nhưng ông giả cách nghễnh ngãng mà từ chối”.

Bùi Mộng Hoa lớn lên trong cảnh nhà Trần đang trên đà suy yếu. Bấy giờ các vua Trần không còn niềm tin tín ngưỡng như các đời Vua trước, vua quan ham mê tửu sắc, sưu cao thuế nặng, sống xa hoa. Vì thế thời điểm này xã hội nhà Trần rất bất ổn.

Khi Đại Việt bị Chiêm Thành tấn công, Hồ Quý Ly bị trúng kế thua trận, Bùi Mộng Hoa đã cầm quân đánh thắng một trận. Khi quân Chiêm Thành tiến vào Thăng Long, Trần Nghệ Tông hốt hoảng bỏ chạy, ông đã níu thuyền khuyên Thượng Hoàng ở lại cùng quân quyết chiến chống giặc. Khi Thượng Hoàng Nghệ Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng, ông nghị đàm cùng các quan khác dâng biểu nói rõ lòng dạ nham hiểm của Hồ Quý Ly.

Níu thuyền ngăn Trần Nghệ Tông

Khi xưa, nước Chiêm Thành phải thuần phục và cống nạp cho Đại Việt ta. Nhưng từ khi nhà Trần suy yếu, vua Chiêm là Chế Bồng Nga nhiều lần đưa quân sang đánh Đại Việt, nhiều lần vào Thăng Long như chỗ không người. Bởi vậy mà Thượng hoàng Nghệ Tông sợ quân Chiêm như sợ cọp. 

Khi quân Chiêm xâm phạm bờ cõi, Bùi Mộng Hoa cầm quân và có trận thắng lớn ở Cổ Vô, do đó được thăng Thiêm sự Khu mật viện, được ban thực ấp gồm 2 trang Hoa Chử, Phương Chử (thuộc xã Trường Thành, huyện An Lão ngày nay).

Trần Nghệ Tông tin tưởng trao binh quyền cho Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lại trúng kế của Chế Bồng Nga nên thua trận. Khi quân Chiêm đánh vào Thăng Long, Nghệ Tông không lo chống giặc mà hoảng hốt bỏ chạy. Bùi Mộng Hoa đã níu thuyền của Thượng Hoàng, xin Thượng hoàng ở lại cùng toàn quân nghĩ cách chống giặc. Tuy nhiên, Nghệ Tông đã sai lính đẩy Bùi Mộng Hoa ra rồi rời kinh chạy lên phía bắc. 

Sách "Nhân vật chí vựng biên" ghi chép lại chi tiết này như sau: "Khi chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga đem quân xâm lược nước ta, quan trấn Quảng Oai Lê Bật Ôn ra chống cự bị chết trận, Trần Nghệ tông quyết định chạy ra Đông Ngàn để tránh giặc, Bùi Mộng Hoa bèn để cả triều phục lội xuống nước níu thuyền ngự lại, xin nhà Vua đừng bỏ đi, hãy cứ bình tĩnh ở lại liệu cách cứu nước, nhưng Vua không nghe".

Nói rõ vận nước, nói thẳng lòng dạ Hồ Quý Ly

Sau này, dưới thời Trần Phế Đế, Hồ Quý Ly nắm hết quyền bính, muốn biết kẻ sĩ đối với mình thế nào liền tâu lên Thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng. Nghệ Tông nghe theo.

Có người biết nếu nói thẳng sẽ bị chèn ép khó sống, nên chọn cách viết ra lời ngon ngọt để yên thân. Bùi Mộng Hoa lúc này là người có uy tín bậc nhất trong giới sĩ phu, đã thuyết phục mọi người nhân cơ hội này nói rõ tình hình rối ren của Xã Tắc và bụng dạ nham hiểm của Hồ Quý Ly.

Bùi Mộng Hoa cũng dâng lời can gián nói thẳng: "Thần nghe các trẻ con hát rằng: Thâm tai Lê sư, tất nhiên thái sư Lê Quý Ly có dị chí" (Lê Quý Ly sau khi lên ngôi đổi lại họ là Hồ Quý Ly).

Khi nhận được "lời nói thẳng", Hồ Quý Ly lọc ra và có ý thuyên chuyển những người có chức vị quan trọng nhưng chống đối mình. Nhập nội hành khiển kiêm Hữu ty lang trung Đào Sư Tích đứng đầu nội các (chỉ đứng sau Tể tướng) bị lưu đày ở trấn Quốc Oai. Trung thư thị lang, Tri thẩm hình viện sự Trần Đình Thám cũng bị lưu đày.

Chọn con đường ở ẩn

Trong sự kiện trên, Bùi Mộng Hoa cũng bị chèn ép. Đến năm 1395 thì Thượng Hoàng Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly tìm cách diệt các tôn thất nhà Trần, dọn đường cho việc cướp ngôi sau này. Bùi Mộng Hoa thấy không thể giúp gì được cho nhà Trần, lại không thể làm quan bất nghĩa, liền từ quan về quê dạy học, nhờ có tiếng mà học trò theo học khá đông.

Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lên ngôi Vua, Bùi Mộng Hoa đến núi Voi (ở huyện An Lão) ở ẩn. Từ đó lịch sử không còn nói về ông nữa.

Người thời đó xếp Bùi Mộng Hoa, Chu Văn An, Đặng Tảo, Trương Đỗ, Trần Đình Thám vào hàng cao sĩ. Ngày nay tại phường Bắc Sơn quận Kiến An, Hải Phòng có con đường mang tên Bùi Mộng Hoa.

Xem thêm: Vua Trần Thánh Tông - "nam thần" có profile cực khủng trong sử Việt, đánh bay mọi nam chính ngôn tình

Đọc thêm

Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại một số câu chuyện hài hước về các vua Trần với con cái cũng như bầy tôi. Điều này chứng minh, đây đều là các vị anh quân có đức tính giản dị, gần gũi.

Các vua Trần và những câu chuyện hài hước ít người biết
0 Bình luận

Sử gia phong kiến thường chỉ trích vua Trần thất tín khi bắt Ô Mã Nhi đền tội bất chấp yêu cầu của triều Nguyên. Thậm chí còn đem so sánh việc Lê Thái Tổ tha cho quân Minh về nước sau này.

Vì sao sử gia phong kiến không tiếc lời chê trách vua Trần thất tín?
0 Bình luận

Sử chép, Đỗ Tử Bình là hạng học nhảm chiều người, tham lam bòn vét, là kẻ gian thần hại nước. Hắn là kẻ có gan hùm che mắt vua, để đến nỗi Duệ Tông dẫn quân vào đất người rồi tử trận, quân sĩ cũng đầu rơi máu chảy rất nhiều.

Đỗ Tử Bình - kẻ gian thần hại nước, tham vàng khiến vua Trần chết thảm
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất