Vua Trần Thánh Tông - "nam thần" có profile cực khủng trong sử Việt, đánh bay mọi nam chính ngôn tình

Vua Trần Thánh Tông chính là "nam thần" có profile cực khủng trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ anh minh lỗi lạc mà gia thế của ông cũng vô cùng cao quý.

Đỗ Thu Nga
10:00 22/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trần Thánh Tông (1240 - 1290) tên húy là Trần Hoảng, vị hoàng đến thứ 2 của nhà Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ tháng 3/1258 đến tháng 11/1278, sau đó lên làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là vị hoàng đế tài giỏi, giữ vững cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập quốc gia. Ông còn là vị vua vô cùng nhân từ.

Hậu thế nhiều đời sau khi tìm hiểu về ông đều phải thốt lên rằng, đây chính là "nam thần" có thật trong lịch sử Việt Nam. Nếu liệt kê tiểu sử, gia tộc và trình độ của ông thì chẳng nam thần ngôn tình thời hiện đại nào có thể đọ được.

Profile-khung-cua-vua-Tran-Thanh-Tong-nam-than-co-that-trong-su-Viet
Nhan sắc "không phải dạng vừa" của vua Trần Thánh Tông (Ảnh minh họa)

Ông không chỉ có "nghề nghiệp" được ngàn đời cung kính mà gia thế cũng chấp mọi thể loại gia tộc. Cha ông là hoàng đế nhà Trần (Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của triều Trần). Mẹ của ông là công chúa lá ngọc cành vàng của nhà Lý - Thuận Thiên công chúa (con gái vua Lý Huệ Tông, vua áp chót nhà Lý). Như vậy, vua Trần Thánh Tông chính là 'con lai" giữa hai dòng máu cao quý bậc nhất trong hoàng tộc thời bấy giờ. 

Phải nói rằng, vua Trần Thánh Tông rất điển trai. Điều này đã được viết rất rõ ràng trong sách An Nam chí lược chép rất rõ: "Dáng người hòa nhã, khôi ngô, có nhã lượng". So với các nam thần ngôn tình thời hiện đại thì có thể so sánh là một chín một mười.

Vua Trần Thánh Tông rất giỏi giang. Quyển Thánh đăng ngữ lực (một tác phẩm khuyết danh về sự nghiệp tu Phật của 5 vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ XIV) diễn tả về ông rằng: "Thánh Tông... bản chất hiền tài, toát ra ngoài sáng ngời, xử sự dứt khoát", không chỉ làu thông kinh sử Nho gia mà còn hiểu sâu giáo pháp nhà Phật.

Profile-khung-cua-vua-Tran-Thanh-Tong-nam-than-co-that-trong-su-Viet-9

Bên cạnh vua Trần Thánh Tông cũng là những người rất tài giỏi. Sử chép rằng, ông có nhiều em trai, nổi bật nhất là Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải (Tể tướng đầu triều qua 3 đời vua Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông), Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (một tướng lĩnh, nhà ngoại giao lớn, làm Tể tướng thời Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông)  và Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc (một người học rộng, nhưng sau phản lại Thánh Tông trong chiến tranh với Nguyên-Mông).

Vua Trần Thánh Tông còn là thiên tài ngoại giao, thông văn võ, kinh sách và thiên văn học. Khi mới 18 tuổi, ông đã cầm gươm ra trận.

Cụ thể, năm 1258, khi còn là Hoàng tử Trần Hoảng, ông tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Thoạt tiên quân Mông Cổ chiếm được kinh sư, nhà vua, thái tử cùng hoàng gia được Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị dung giúp đỡ sơ tán an toàn về sông Thiên Mạc (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

Quân Mông Cổ ở Thăng Long gặp nhiều khó khăn do thiếu lương thực trầm trọng. Mông Cổ phải chia quân đi cướp bóc ở vùng ngoại vi và phụ cận, nhưng bị dân chúng chặn đánh quyết liệt. Trong khi đó, quân đội Đại Việt đã hồi sức. Ngày 28/1, vua Trần Thái Tông và hoàng tử Hoảng ngự lâu thuyền chỉ huy cuộc phản kích vào Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, lấy lại Thăng Long. Quân Mông Cổ chạy dài về Vân Nam, dọc đường còn bị thổ quan Hà Bổng chặn đánh.

Profile-khung-cua-vua-Tran-Thanh-Tong-nam-than-co-that-trong-su-Viet-3

Cuộc kháng chiến kết thúc, vua Thái Tông định công phong thưởng các tướng, Thái tử Hoảng xin trị tội Tiểu hiệu Hoàng Cự Đà, người có biểu hiện bất trung trong cuộc rút lui về sông Thiên Mạc, nhưng nhà vua tha chết, chỉ giáng chức.

Không chỉ có tài quân sự, ông còn là vị vua anh minh, trị vì đất nước trở nên hùng mạnh. Cụ thể, trong thời kỳ cầm quyền, ông đã ban hành nhiều chính sách nhằm hoàn thiện nền hành chính, giáo dục, kinh tế, bảo trợ Phật giáo, trọng dụng quan viên, tướng lĩnh có tài và dùy trì sự hòa hợp, kỷ cương trong triều đình.

Về đối ngoại, ông phải đương đầu với sự bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông cường thịnh. Ông đã thực thi chính sách ngoại giao mềm mỏng, cống nạp nhà Nguyên 3 năm 1 lần, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên khi đòi cống người, cống voi, đích thân sang chầu, gửi quân giúp tỉnh Vân Nam, nộp sổ sách dân số... Ngoài ra ông tích cực chỉnh đốn quân đội, tổ chức tuần tra biên giới để đề phòng sự xâm lược của người Nguyên

Ông cũng là một nhà văn hóa, nhà Thiền học, từng tu tập ở chùa Tư Phúc (Thăng Long), thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài kệ về thiền, một số tác phẩm như Di hậu lục ("Chép để lại cho đời sau"), Thiền tông liễu ngộ ("Bài ca giác ngộ Thiền tông"), Trần Thánh Tông thi tập ("Tập thơ Trần Thánh Tông")... nhưng hầu hết đều đã thất lạc, chỉ còn lưu lại 6 bài thơ chép rải rác trong Việt âm thi tập và Đại Việt sử ký toàn thư.

Khác với các vị vua khác, mặc cho ngoài kia có hàng ngàn mỹ nhân, vua Trần Thánh Tông chỉ nhất kiến chung tình với Trần Thị (con gái An Sinh vương Trần Liễu, em gái Trần Hưng  Đạo). Ngay sau khi lên ngôi, ông phong Trần Thị làm Thiên cảm phu nhân, rồi lại sách lập bà làm Hoàng hậu.

Profile-khung-cua-vua-Tran-Thanh-Tong-nam-than-co-that-trong-su-Viet-0

Còn nhớ thời đó, việc Thánh Tông lấy ai hay lập ai làm hoàng hậu đều do vua cha Trần Thái Tông chủ trì. Do Thái Tông rất muốn hàn gắn quan hệ giữa hai nhánh nhà Trần nên muốn con trai mình lấy con gái của Trần Liễu. Như vậy thì người về sau lên ngôi kế thừa cơ nghiệp nhà Trần sẽ là hậu duệ của hai nhánh.

Thời điểm được lập làm hoàng hậu, Thiên cảm phu nhân hay Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu đang mang thai và cuối năm thì sinh hạ ra Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông, người là cháu nội của Trần Thái Tông và là cháu ngoại của An Sinh vương Trần Liễu. Đó mới chỉ là lớp 1 của việc thắt chặt 2 nhánh nhà Trần.

Và đương nhiên Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu là hoàng hậu duy nhất và độc sủng của vua Trần Thánh Tông. Sau khi hoàng hậu mất, vua Thánh Tông xuất gia đi tu, quyết không tái hôn. 

Tóm lại, khi điểm qua vài nét về cuộc đời vua Trần Thánh Tông thì có thể thấy, ông xứng đáng với danh xưng "nam thần" của lịch sử Việt Nam. Và cho đến thời buổi bây giờ, vẫn bất bại trong giới nam thần. Không chỉ đẹp trai, có gia thế khủng, quyền uy đứng trên vạn người mà còn chính nhân quân tử giỏi giang, chung tình....

Xem thêm: Các vua Trần và những câu chuyện hài hước ít người biết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận