Bị cúm A có phải cách ly không?
Cúm A được biết đến là bệnh hô hấp có tính lây nhiễm cao thông qua tiếp xúc gần, do đó, nếu được xác định mắc cúm A, bệnh nhân cần phải lập tức tự cách ly bản thân tại phòng riêng và sử dụng toàn bộ vật dụng cá nhân.

Cúm A và những triệu chứng mắc cúm A thông thường
Cúm A là bệnh về đường hô hấp cấp tính trong giai đoạn chuyển mùa, do một số chủng virus cúm A gây ra như là: A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9, A/H1N1. Trong đó, cúm A/H5N1 A/H7N9 là chủng phổ biến ở gia cầm có khả năng lây truyền sang người và bùng phát thành dịch trong cộng đồng vào mùa lạnh.
Triệu chứng mắc cúm A thường là: đau đầu, hắt hơi, nóng sốt, chảy nước mũi,...

Cúm A thường có thể tự khỏi hoặc được chữa khỏi bởi các loại thuốc điều trị triệu chứng trong 5 đến 8 ngày.
Trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C trong thời gian dài và xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, khó thở,... thì cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám đề phòng trường hợp bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bị cúm A có phải cách ly không?
Cúm A là bệnh phổ biến theo mùa và rất dễ lây lan trong cộng đồng, do đó, nếu bạn thắc mắc "Bị cúm A có phải cách ly không?" thì câu trả lời chắc chắn là "Có" nhé!
Theo đó, nếu được chẩn đoán mắc cúm A, bạn cần thực hiện cách ly tại phòng riêng trong ít nhất là 7 ngày đến khi triệu chứng bệnh hoàn toàn biến mất.

Nếu bắt buộc ra khỏi phòng để tắm rửa, vệ sinh, thăm khám bệnh,... bạn cần chú ý đeo khẩu trang che kín mũi và miệng để tránh tình trạng lây lan qua giọt bắn hô hấp của virus cúm A.
Trong trường hợp bệnh nhân cúm A là trẻ em và người có sức khỏe kém cần người chăm sóc thì người chăm sóc cũng phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sát khuẩn khi ra khỏi khu vực cách ly của người bệnh.
Cần làm gì để nhanh khỏi cúm A
Khi bị cúm A thể nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần sử dụng tới thuốc mà chỉ cần đảm bảo súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày, rửa mũi bằng nước muối pha loãng hoặc sử dụng chai nước muối sinh lý thông thường để làm sạch mũi trong ngày để hạn chế bị biến chứng viêm xoang, giữ gìn vệ sinh cá nhân và khu vực cách ly sạch sẽ, thoáng mát.
Bên cạnh đó, người mắc cúm A cũng có thể sử dụng phương pháp xông hơi để loại bỏ đờm trong cổ họng và dịch mũi từ đó giúp nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng phải chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bù nước cho những lúc cơ thể bị sốt.
Đặc biệt, phải chú ý ăn uống đủ bữa, lành mạnh, đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho sơ thể. Các chuyên gia nghiên cứu chuyên môn cũng khuyến nghị những món ăn như súp gà hoặc cháo gà cũng có tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm A gây ra.
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như: Sốt trên 38,5 độ C kéo dài trên 24h, khó thở người tím tái, đau bụng, nôn mửa, các biểu hiện bất thường về tim, phổi,... cần lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.
Những lưu ý khi tự điều trị cúm A tại nhà
- "Bị cúm A có phải cách ly không? "Có". Người bệnh phải tự cách ly bản thân với mọi người cho tới khi khỏi cúm A
- Người bệnh cần rửa tay với xà phòng thật sạch khi chạm, cầm, nắm vào những đồ vật chung trong gia đình để phòng ngừa lây nhiễm chéo từ người nhiễm cúm A sang người thường.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu biến chứng cần lập tức tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên.
- Ăn đủ bữa, uống đủ nước, nghỉ ngơi nhiều và giữ cho tinh thần thật thoải mái

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi "Bị cúm A có phải cách ly không?". Hy vọng các bạn có được hiểu biết đầy đủ về việc điều trị cúm A và có được phương pháp điều trị đúng đắn tại nhà!
Đọc thêm
Cúm A và cúm B là những bệnh hô hấp theo mùa phổ biến tại Việt Nam. Sẽ rất dễ nhầm lẫn khi các triệu chứng của hai loại bệnh này khá tương đồng. Vậy, Làm thế nào để phân biệt cúm A và cúm B?
Hiện tại, dịch cúm A đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và có xu hướng lây lan mạnh mẽ, trong số đó, số lượng nhiễm mới là trẻ em cũng đang gia tăng nhanh chóng. Vậy, khi trẻ bị cúm A cần uống thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?
Thông thường, người mắc cúm A sau một thời gian ngắn sẽ khỏi, tuy nhiên, trong một số trường hợp có sức khỏe nền không tốt, việc bị virus gây bệnh cúm A xâm nhập dễ khiến người bệnh bị các biến chứng về phổi và nhiều bộ phận quan trọng khác.
Tin liên quan
Cha mẹ đừng buồn khi thấy con mình chậm nói. Bởi có thể trẻ đang mắc hội chứng Einstein – hội chứng ám chỉ những đứa trẻ chậm nói thông minh nếu đi kèm 7 biểu hiện dưới đây!
Thời chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong có nhiều bậc quan tài danh hết lòng phụng sự, trong số đó không thể không nhắc đến Khâm sai tuần hành ngũ phủ Thỏa Lộc hầu Đặng Đại Độ.
Vua Trần Thánh Tông chính là "nam thần" có profile cực khủng trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ anh minh lỗi lạc mà gia thế của ông cũng vô cùng cao quý.