Cảm phục người phụ nữ Tây bán hết nhà cửa bay sang Việt Nam chăm chồng liệt suốt 20 năm

Biết tin chồng bị đột quỵ dẫn đến liệt toàn thân, người phụ nữ Ukraine vội vã bán hết nhà cửa cầm tiền bay sang Việt Nam chăm chồng. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những người trong bệnh viện quá quen với hình ảnh một bà vợ tây ngày ngày chăm sóc người đàn ông bị đột quỵ liệt toàn thân trong phòng chăm sóc đặc biệt. Theo báo VnExpress, người phụ nữ đó là bà Svetlana Nguyen (người Ukraine).

Sau khi dùng xốc người chồng liệt toàn thân lên vai, di chuyển từng đoạn nhỏ lên xe đẩy, bà nói: "Mình chuyển viện Papa nhé". Ông Thắng (chồng bà Svetlana) không nói được nhưng cũng cố đánh ánh mắt sang nhìn vợ, miệng ú ớ ý là đồng ý. 

Nhìn tín hiệu đó, bà Svetlana biết là đang dần bình phục. Suốt 20 năm qua, kể từ ngày ông Thắng lâm bệnh, một thay bà Svetlana lo liệu mọi chuyện từ việc điều trị cho đến chăm sóc chuyện vệ sinh cá nhân. Thời gian, bà và chồng ở viện còn nhiều hơn ở nhà.

Nhìn người chồng chẳng còn mấy sức lực vì bệnh tật, bà Svetlana nói: "Có những lúc cuộc sống bế tắc tưởng không thể tiếp tục được nữa nhưng rồi nhìn chồng và các con, tôi lại có thêm động lực để cố gắng". 

ba-vo-tay-ban-het-nha-cua-bay-sang-viet-nam-cham-chong-bai-liet-8
Không quản khó khăn vất vả, người phụ nữ Tây ôm con về Việt Nam chăm chồng bị đột quỵ, liệt toàn thân

20 năm qua, ông Thắng đã đột quỵ 4 lần, nhiều lần rơi vào vòng thập tử nhất sinh. Nhưng với sự chăm sóc và tình yêu của bà Svetlana, ông Thắng lại dần hồi phục, vượt qua cửa tử. 

Được biết, bà Svetlana và ông Thắng quen nhau từ năm 1988. Hai người gặp nhau lần đầu tại căng tin Cục hải quan thành phố Kiew trong một lần ông Thắng đến gửi hàng. Hai năm sau, ông bà kết hôn. Ông Thắng quyết định ở lại Ukraine định cư. 

Đến năm 2000, ông Thắng bàn với vợ chuyện đưa con gái 9 tuổi về Việt Nam tìm cơ hội việc làm. Ông hứa khi nào công việc ổn định sẽ đón bà Svetlana và con trai sang Việt Nam đoàn tụ. 

Chồng đưa con gái về nước, bà Svetlana một mình tần tảo làm việc nuôi con trai đợi ngày đoàn tụ. Vậy mà ông Thắng về nước chẳng bao lâu thì bà nhận được tin ông đột quỵ. Tuy giữ được mạng nhưng bị liệt toàn thân. 

Nghe tin, bà Svetlana khóc như mưa và cảm thấy vô cùng bế tắc. Nhưng rồi tự dặn lòng phải cố gắng, hy vọng phép màu sẽ xảy ra. Suy đi nghĩ lại, cuối cùng bà quyết định ôm con trai về Việt Nam chăm chồng.

Từ khi sang Việt Nam, ngày nào bà cũng dậy sớm nấu ăn cho cả nhà rồi xoa bóp chân để chồng bớt đau nhức. Ông Thắng nằm liệt giường nên các cơ xương co cứng cần phải xoa bóp thường xuyên.

Từ một người phụ nữ chân yếu tay mềm, bà Svetlana trở thành trụ cột gia đình. Để đưa chồng xuống ghế ngồi, bà dùng sức xốc ông Thắng lên vai rồi di chuyển từng bước nhỏ. Mỗi lần như vậy tốn cả chục phút, người bà Svetlana ướt đẫm mồ hôi. Nhưng bà nói, nếu không làm vậy, chồng nằm lâu sẽ bị lở loét ở lưng hông.

ba-vo-tay-ban-het-nha-cua-bay-sang-viet-nam-cham-chong-bai-liet-0
Ảnh cưới của vợ chồng ông Thắng

Những ngày khỏe mạnh, bà Svetlana chẳng ngại làm những việc đó nhưng cũng có hôm bà ốm, chồng con cũng ốm. Bà nằm trên giường mà nước mắt chảy ướt gối vì thương. Thế nhưng, cứ lại sức một chút là lại bật dậy lo cho chồng rồi chăm con. 

20 năm ở Hà Nội, bà Svetlana chỉ hồi hương đúng một lần. Đó là lần bà về bán hết nhà cửa, đồ đạc, xe cộ và cả nhẫn đính hôn... để lấy tiền cầm sang Việt Nam chữa bệnh cho chồng.

Ngày bà mới đến Hà Nội, không biết tiếng Việt, cuộc sống khổ cực vô cùng. Khi đó các con còn nhỏ nên không đỡ đần được gì. Nhiều khi bà nghĩ sao ông trời bất công với mình vậy? Bạn bè cũng từng khuyên bà về nước nhưng nghĩ đến người chồng ốm đau đang đợi, bà lại im lặng quay đi. 

"Vợ chồng sống với nhau còn vì tình nghĩa. Nếu tôi bỏ đi, ai là người chăm lo cho anh mỗi ngày", bà Svetlana tâm sự.

Công sức và tình nghĩa của bà Svetlana đã giúp bệnh tình của ông Thắng tiến triển tốt hơn. Ông Thắng đang dần hồi phục, sau 2 năm có thể đi lại, tự chủ được một số việc. 

Quá trình chữa trị cho chồng ngốn hết tiền tiết kiệm của bà. Sau cùng bà quyết định đi kiếm việc làm. Khi đó, nhà chồng cho căn hộ tập thể ở phố Ngọc Khánh, họ chia đôi một nửa để ở, một nửa bán cà phê. Cả nhà gom được vài trăm nghìn mua chiếc tủ lạnh cũ, đường và cà phê cũng được bạn bè giúp đỡ. Không có tiền thuê nhân viên, cô con gái đang học cấp hai phải phụ mẹ bán hàng sau giờ lên lớp.

Quán cà phê của bà Svetlana mở từ năm 2004 là nơi giao lưu của một số người đồng hương hoặc người học tập ở Liên Xô cũ. Ngoài ra, bà Svetlana còn nấu đồ ăn quê hương để phục vụ thực khách có nhu cầu.

ba-vo-tay-ban-het-nha-cua-bay-sang-viet-nam-cham-chong-bai-liet
Tiệm bánh mì nuôi sống cả gia đình của bà Svetlana

Quán hàng nhỏ của bà Svetlana đã giúp cả gia đình vượt qua khó khăn, ba người con không còn phải mặc quần áo cũ người khác cho, tiền viện phí của ông Thắng không phải đi vay nữa. Thu nhập từ quán cơm cũng giúp bà Svetlana nuôi được 3 con ăn học đại học tử tế.  Hiện tại, hai con lớn hiện mở quán ăn Nga tại Sài Gòn, còn cậu út theo học tại Canada.

Một người bạn thân thiết của vợ chồng bà từng chia sẻ: "Để có tiền đóng viện phí cho chồng, chị ấy làm việc không ngừng. Lễ Phục sinh vừa rồi, có những ngày Svetlana làm việc đến 2h sáng để hoàn thành đơn hàng cho khách, sáng lại vào viện mà chẳng tỏ ra mệt mỏi bao giờ"

Hiện tại, bà Svetlana Nguyen có một lò bánh mì đen truyền thống của Nga. Những ngày Hà Nội tạm dừng hoạt động quá ăn, đây trở thành món chủ chốt duy trì hoạt động của quán.

Hai mươi năm qua, bà Svetlana Nguyen đã cùng ông Thắng chiến đấu với bệnh tật. Mỗi lần ông đột quỵ lại có bà ở bên, theo sát. Lần gần nhất ông đột quỵ là vào tháng 2/2021. Ông Thắng bị suy tim, tụ máu não, chuẩn bị phẫu thuật lại bị tai biến ngay tại viện.

Dịch bệnh bùng phát khiến người thân không được vào phòng bệnh chăm sóc. Nằm liệt nhiều ngày, ông bị viêm loét lưng, tiếp tục phải chuyển viện để chữa vết thương trước khi ca mổ chính diễn ra.

Lần đột quỵ này, bác sĩ báo gia đình về chuẩn bị hậu sự, bà Svetlana Nguyen tuyệt vọng vô cùng. Nhưng bà vẫn phải gồng mình mạnh mẽ để vào viện động viên chồng. Còn những đứa con ngày đêm mong ngóng bố được ra viện. 

Một lần, ông có phản ứng, nắm tay vợ rất chặt, Svetlana quyết xin cho chồng ở lại điều trị tiếp. "Tôi luôn tin sẽ có ngày anh ấy sẽ khỏe lại", cô thuyết phục bác sĩ.

Các con đều ở xa nên một mình bà Svetlana phải cáng đáng mọi việc. Mỗi ngày bà dậy từ 5h sáng vào viện thăm chồng rồi lại ra quán chuẩn bị phục vụ khách. Ngày nào bà cũng tất bật như thế đến tận 12h đêm. 

Những ngày dịch, doanh thu của quán giảm sút, để có tiền lo viện phí cho chồng, bà Svetlana phải cáng đáng mọi việc.  nhờ con cái giúp đỡ, vay mượn thêm chỗ nọ chỗ kia. Tuy nhiên, bà không bao ngờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Bà vẫn có niềm tin một ngày nào đó chồng sẽ được ra viện.

"Tôi chỉ muốn cùng anh ấy già đi và trải qua quãng đời còn lại cùng nhau", Svetlana nói.

Xem thêm: Có một thứ tình yêu đẹp mang tên Cốc Hướng Đông và Cao Chí Hiệp: Dành 25 năm đưa vợ ung thư "đi khắp thế gian"

Đọc thêm

Nhìn bố mẹ lam lũ làm việc kiếm tiền nuôi mình ăn học, Huyền chỉ ước bố mẹ luôn khỏe mạnh và bản thân lớn nhận để có việc làm để phụ giúp bố mẹ.

Cặp vợ chồng nghèo khó gắng gượng nuôi con gái chăm ngoan, học giỏi
0 Bình luận

Xúc động trước hoàn cảnh, sự hy sinh cao thượng của vợ chồng bà Hoa, MC Quyền Linh đã quyết định đặt hàng 100 phần bột chiên để ủng hộ.

Đức hy sinh cao thượng của cặp vợ chồng già bán bột chiên nuôi đứa cháu không cùng huyết thống
0 Bình luận

Thấy đường đi lầy lội gây khó khăn cho bà con dân làng, anh Bảo bàn với vợ bán cặp bò để góp sức cùng địa phương xây đường bê tông hiện đại, sạch sẽ.

Vợ chồng anh nông dân bán cặp bò ủng hộ xã làm đường bê tông 
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất