6 ngôi chùa mang tên “Bà” tại Hà Nội và những huyền thoại ly kỳ xung quanh

6 ngôi chùa mang tên các bà: Bà Ngô, Bà Nành, Bà Đá, Bà Già, Bà Đanh, Bà Móc nổi tiếng ở Hà Nội. Mỗi ngôi chùa đều gắn với những huyền thoại ly kỳ hoặc giai đoạn lịch sử của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long xưa.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 27/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Bà Ngô : Bóng hồng trên gác chuông

Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo ghi chép lại, chùa Bà Ngô được xây dựng vào những năm 1127 – 1128 dưới thời vua Lý Thần Tông . Vào thời Lê, có một người con gái xinh đẹp lấy chồng là một nhà buôn người Hoa giàu có, bà đã bỏ tiền ra sửa sang lại ngôi chùa này to đẹp hơn, do đó có tên Bà Ngô (Ngô Khách).

chua-ba-ngo_9995-97-1410

Vào năm Ất Hợi (1934) dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sửa chữa lớn nên có câu đối rằng : “Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa/Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành”. Hiện nay, chùa vẫn lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và các di vật rất lớn như long ngai, bài vị, các tế khí...

chua-ba-ngo_9974-1411

Gắn liền với chùa còn có một câu chuyện đẹp. Một lần, vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng một người con gái đẹp nên ngâm hai câu thơ: “Ở đây mến cảnh mến thầy/Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người”. Nhà vua muốn cùng nàng xướng họa. Nàng nhường vua làm trước, lấy đề bằng hai câu thơ nàng vừa ngâm. Vua làm bài thơ Đường Luật trong đó có 2 câu: “Chày kình mấy khắc tan niềm tục/Hồn bướm năm canh lẩn sự đời”. Nàng xin phép sửa lại là: “Gió xuân đưa kệ tan niềm tục/Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời”. Vua rất phục, mời nàng lên kiệu về cung nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ. 

Chùa Bà Nành: Tôn vinh tấm lòng bà bán nước

Dưới đời vua Đồng Khánh vào năm Đinh Hợi (1887), chùa được tu sửa lớn. Cấu trúc phía ngoài có tam quan, bên trong hình chuôi vồ chia làm hai nơi tiếp khách và bàn thờ có tượng. Trong chùa còn lưu giữ một phiến đá hình chữ nhật màu xanh đen, trên có chạm chìm các vân mây tương truyền vốn là nơi bà cụ bày hàng nước để bán.

chua ba nanh
chua ba nanh 2

Chùa Bà Đá: Những pho tượng đá

Chùa Bà Đá được biết đến là chốn tổ của Thiền Phái Lâm Tế một trong hai Thiền Phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành nơi trú ẩn của cán bộ Việt Minh. Sau ngày thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (5/1958), chùa Bà Đá là trụ sở Ban Liên lạc Phật giáo Hà Nội sau này là Thành hội Phật giáo Hà Nội.

chua ba da 1
chua ba da 2

Chùa Bà Già: Những mảnh hồn Chăm ở kinh thành

Chùa Bà Già nằm ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ. Theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép lại, một bộ phận tù binh người Chăm (Champa) được đưa từ phía Nam ra đây đã dựng nên ngôi chùa mà trong sách phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường cưỡi voi tới đàm đạo với vị sư trụ trì người Champa. Có thể cái tên Bà Già đã bắt nguồn từ Đa-da-li mà ra.

chua_ba_da_mat_tien-1420

Tuy nhiên, theo nguồn tư liệu khác ghi chép lại rằng, ngôi chùa Bà Già được xây dựng bởi hai chị em gái làm nghề buôn muối. Họ đã bỏ tiền ra xây dựng, tu sửa lại chùa, tạc tượng Phật,... Khi hai bà mất đi, để tỏ lòng biết ơn, dân trong vùng đã đúc tượng và rước vào chùa thờ như tượng hậu Phật, từ đó có tên chùa Bà Già.

chua ba gia 1
chua ba gia 2

Chùa Bà Đanh : Chỉ có người Chăm lui tới lễ bái

Chùa được xây dựng ở vị trí gần trường Chu Văn An ngày nay. Ngôi chùa có tên Bà Đanh bởi nó gắn liền với tên của vị sư có mặt ngay từ buổi đầu xây dựng và trụ trì chùa. Chùa được xây dựng theo quy mô kiến trúc và văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm nhằm phục vụ nhu cầu hành đạo của họ nên từ khi xây dựng xong chùa chỉ có bộ phận người Chăm lui tới lễ bái. Những khi người Chăm không lui tới chùa lễ bái nữa thì chùa trở nên hoang phế. Do đó, dân gian mới có câu ví von: “Vắng như chùa Bà Đanh”.

chua ba danh 1
chua ba danh 2

Chùa Bà Móc : Dấu tích Tây Sơn ở Hà Nội

Chùa Bà Móc nằm ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27, nơi có con ngõ chật hẹp, ngoằn ngoèo và có những khu nhà ẩm thấp bao quanh. Hiện tại, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn có liên quan đến triều đại Tây Sơn thì không có bất kỳ một ghi chép hay cổ vật nào nói về chùa. 

chua ba moc 1

Xem thêm: Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát 

Đọc thêm

Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chùa Nôm vẫn mang vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa Bắc Bộ. Đặc biệt những pho tượng tại đây đều rất vững chãi, dù có ngâm nước bao lâu cũng không hề bị mục nát.

Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát
0 Bình luận

Chùa Ốc (Khánh Hòa) từng được chuyên trang du lịch Culture Trip ca ngợi là “kho báu cho những du khách thích phiêu lưu”. Đến đây, du khách được khám phá tháp vỏ ốc cao nhất Việt Nam và tìm hiểu về bí ẩn "18 tầng địa ngục".

Bí ẩn '18 tầng địa ngục' xuyên thủng lòng đất ở ngôi chùa 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam
0 Bình luận

Sống Đẹp xin điểm danh 10 ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam để quý độc giả, quý Phật tử có thể đến vãn cảnh sau khi hết dịch COVID-19.

Mục sở thị 10 ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam
0 Bình luận

Tin liên quan

Vào năm 2020, dân tình sốt xình xịch với vẻ đẹp lộng lẫy của chùa "dát vàng" Phúc Lâm (Hưng Yên), đặc biệt là khung cảnh lúc chiều tà. 

Khoảnh khắc chiều tà đẹp như tranh vẽ ở ngôi chùa 'dát vàng' Phúc Lâm, Hưng Yên
0 Bình luận

Đến tham quan chùa Todaiji tại thành phố Nara (Nhật Bản), bạn sẽ có cơ hội được ngắm bức tượng Phật đúc bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngôi chùa có bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới
0 Bình luận

Ngôi chùa Tiêu Sơn tuy giản dị nhưng gắn liền nhiều tên tuổi của những bậc kỳ tài trong lịch sử như sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn hay thiền sư Như Trí. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng nơi không có hòm công đức.

Điều bí ẩn ở ngôi chùa cổ không có hòm công đức, cấm đốt vàng mã và dâng cúng rượu thịt
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất