Nhân cách một con người – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Trí tuệ của người mẹ không chỉ uốn nắn hành động của con trai mà còn cảm hóa người khác, khiến họ nhân ra nhân cách một con người chân chính.

Diệu Nguyễn
08:30 30/05/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet
Nhan-cach-mot-con-nguoi-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Ở phía nam một thị trấn nọ có một chợ rất lớn bán thực phẩm. Trong chợ có một cửa hàng bán cá tươi rất nổi tiếng, hằng ngày để mua được cá mọi người phải xếp hàng chờ rất lâu.

Ông chủ cửa hàng cá đó là một người đàn ông 50 tuổi. Trong một lần trò chuyện, ông kể rằng: “Trước đây, việc kinh doanh của tôi chỉ đủ để nuôi gia đình thôi. Bây giờ phát đạt thế này là do tôi may mắn gặp được một người khác…”

nh trong bài (57)

Nói đoạn, ông châm một điếu thuốc lá, rồi giọng chậm rãi kể lại:

Cách đây 5 năm, vào một buổi sáng, có một cậu bé chừng độ 7-8 tuổi đến chợ để mua thức ăn. Sau khi đi một vòng chợ, cậu bé đến cửa hàng cá của tôi, ngập ngừng nói: “Bác ơi, bán cho cháu 2 con cá chim với ạ!”.

Tôi nhìn thoáng qua cậu bé, rồi lấy 2 con cá chim trong chậu làm sạch sẽ rồi đưa cho cậu bé.

Cậu bé cầm lấy túi cá, rồi cho tay vào túi quần, móc mãi mới ra được ra 100 đồng.

Thấy vậy, tôi cười bảo: “Tiền lì xì của cháu đúng không? Chắc là không nỡ tiêu đây mà!”.

Hai má cậu bé ửng đỏ. Rồi tôi nói tiếp: “Cá của cháu hết 36 đồng”. Rồi tôi lấy 64 đồng trả lại. Cậu bé nhận tiền xong, vội vã chào tôi rồi chạy đi ngay.

Đến sáng hôm sau, cậu bé ấy lại tới, giọng ngập ngừng nói: “Bác ơi! Mẹ cháu hôm nay đi viện rồi…”. Tôi nghe vậy thì ngạc nhiên nhìn cậu bé.

Cậu bé lại nói tiếp: “Mẹ cháu bị bệnh, hôm nay mẹ phải đến viện để mổ. Hôm qua cháu đã mua cho mẹ 2 con cá chim mà mẹ thích ăn nhất, cháu sợ mẹ sau này sẽ không còn cơ hội để ăn nữa…”.

Vừa nói, cập bé vừa lấy tay lau nước mắt, giọng nghẹn ngào nói tiếp: “Nhưng mà, mẹ cháu sau khi ăn cá chim xong thì nói với cháu một câu: Đừng vì tham lam một chút lợi nhỏ mà vứt bỏ nhân cách một con người, không đáng đâu con ạ!”.

Nói xong, cậu bé đút tay vào túi móc ra tờ 100 đồng mới tinh đưa cho tôi, giọng xấu hổ nói: “Bác ơi, cháu xin lỗi bác nhiều lắm ạ! Hôm qua cháu đã dùng tờ 100 đồng giả để đưa cho bác, đây mới là tờ tiền thật ạ!”.

Nói rồi cậu bé đỏ mặt cúi gằm mặt xuống. Đến lúc này tôi thực sự kinh ngạc, không ngờ câu chuyện lại như vậy. Hôm qua lúc cậu bé đưa tiền tôi nhận luôn không để ý thật giả, vì nhìn vẻ bề ngoài chất phát, đáng thương của cậu bé thì ai cũng sẽ tin tưởng.

Một lúc sau, cậu bé ngập ngừng nói tiếp: “Cháu cảm ơn bác ạ! Tờ tiền giả 100 hôm qua là tiền mẹ cháu bán hàng thu được. Mẹ đã đem cất kỹ ở ngăn kéo. Nhưng vì mẹ cháu bị bệnh, tiền trong nhà đã hết, cháu vì muốn tiết kiệm 100 đồng cho mẹ nên đã lấy trộm tờ tiền giả đi mua cá”.

Tôi nghe cậu bé nói xong, cả người lặng xuống, cảm thấy có thứ gì đó nghẹn ứ lại. Một lát sau tôi vào ngăn kéo tim tờ tiền 100 đồng trả lại cho cậu bé. Sau khi nhận lại tiền, cậu bé cúi người xuống nhận, rồi quay người rời đi.

Tôi cứ đứng đó nhìn bóng lưng cậu bé càng lúc càng xa… Đến khi bóng dáng cậu bé mất hút, tôi quay người dọn dẹp cửa hàng, nhận lúc mọi người không để ý đem toàn bộ số cả biển ngâm hóa chất hơn một tuần đổ hết vào thùng ra.

Về sau, tôi nghe nói mẹ cậu bé mất vì bệnh nặng, cậu bé về quê ở với ông bà. Từ lần ấy, tôi không còn gặp lại cậu bé nữa. Nhưng mỗi khi nhớ đến cậu bé và người mẹ mà tôi chưa từng gặp lại khiến hai má tôi đỏ ứng lên, trong lòng không ngừng xấu hổ…

Sưu tầm

Xem thêm:Tin tốt lành – Câu chuyện nhân văn xúc động

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận