"Cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời" là địa danh nào trên bản đồ Việt Nam?
Theo sách “100 danh thắng thiên nhiên Việt Nam”, có một địa danh nằm ở cực Bắc nước ta được ví là nơi “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời".
Theo Atlas Địa lý, Lũng Cú, Hà Giang là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54 m2 tung bay trong gió. Lũng Cú còn được xem là “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”.
Theo Cổng thông tin điện tử Hà Giang, Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn. Xã Lũng Cú là địa bàn cư trú của nhiều đồng bảo dân tộc thiểu số như Mông, Lô lô, Tày, Pu Péo, diện tích tự nhiên 3.460 ha với 9 thôn, bản, là Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn.
Theo "Địa chí Hà Giang", xã Lũng Cú được bao bọc bởi cao nguyên đá Đồng Văn (Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn), được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu năm 2010.
Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống cùng một số ít người dân tộc khác như người Hoa, người Lô Lô,…. Từ bao đời nay nó được ví như một ốc đảo bình yên, tươi đẹp được Thung lũng Sủng Là ôm gọn trong lòng mình.
Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, đã được chọn làm bối cảnh trong phim nhựa “Chuyện của Pao”. Bộ phim từng đoạt giải thưởng Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Theo Cổng thông tin Du lịch Hà Giang, thung lũng Sủng Là, thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, nằm giữa những dãy núi đá nhấp nhô, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian. Người Hà Giang gọi Sủng Là là “ốc đảo”, bởi nơi đây nằm gọn trong cao nguyên đá Đồng Văn. Du khách thập phương gọi Sủng Là là “đóa hoa hồng” của cao nguyên đá.
Theo sách “100 danh thắng thiên nhiên Việt Nam”, nằm ở độ cao hơn 1.600 m so với mực nước biển, Lũng Cú (Hà Giang) được ví là nơi “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời”.
Có thể khẳng định rằng: Đỉnh đầu Lũng Cú này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Sử sách còn ghi lại, chính tại nơi này, Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy và từ đó, nơi đây được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Những người già ở đây còn nói, sau khi treo cờ, Lý Thường Kiệt cho chôn một hòn đá tảng để đánh dấu.
Sau này, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng theo vị trí đó mà đặt trống báo cầm canh. Năm 1887, khi Thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành phân giới cắm mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ kiên cường của nhân dân nên mảnh đất biên cương được giữ vững và hình dáng đất nước vẫn liền một dải chữ S như ngày nay.
Đọc thêm: Câu đố Tiếng Việt: "Sông gì vốn dĩ ồn ào?" - Đáp án là tên gọi con sông quen thuộc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận