Khám phá nét đặc sắc trong văn hóa đón Tết của người Nha Trang, Khánh Hòa

Mỗi vùng miền có phong tục đón Tết Nguyên Đán khác nhau. Hôm nay Sống Đẹp sẽ cùng bạn đọc khám phá người dân Nha Trang đón Tết như thế nào nhé!

Minh Hằng
16:21 27/12/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Nguyên đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Đây là dịp để gia đình đoàn viên, trở về quê hương và nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Trải qua bao thăng trầm lịch sử những truyền thống tốt đẹp đó vẫn được người Việt gìn giữ. Người Việt luôn tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới an lành tốt đẹp.

Theo PGS, TS Đỗ Đình Trụ đây là thời điểm kết thúc một vòng thời gian 4 mùa chu chuyển, tống tiễn những điều xấu và chào đón một chu kỳ mới. Tiết xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở, hòa quyện với quy luật tự nhiên và trên hết Tết là dịp của sự đoàn tụ: “Tết có từ ngàn xưa đã đi vào tâm khảm của mỗi gia đình Việt. Dù chúng ta làm ăn vất vả, đi đâu về đâu, ở trong nước hay nước ngoài nhưng Tết là dịp để hướng về gia đình. Nên Tết nguyên đán còn gọi là Tết sum vầy, ở đây thể hiện tất cả những văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt.”

Và cũng giống như các vùng miền khác trong cả nước, người dân Nha Trang - Khánh Hòa cũng rục rịch chuẩn bị Tết Nguyên đán từ những ngày 23 tháng Chạp. So với các vùng miền khác trong cả nước thì các phong tục đón Tết ở đây khá tương đồng. 

Gói bánh Tét 

Gói bánh tét ngày Tết từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Nha Trang nói riêng và cả người Việt nói chung. Đây là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nồi bánh tét để gói bánh dâng lên bàn thờ tổ tiên mùa Tết đến xuân về.

nguoi-nha-trang-don-tet-1

Thường vào những ngày 26 đến ngày 30 Tết thì những người đi làm cũng đã trở về bên gia đình. Họ đã lo nấu và gói bánh Tét để kịp dâng rước ông bà vào ngày 30. Vào những ngày này, mọi thành viên trong gia đình thường thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị nguyên liệu làm bánh. Người nào khéo tay thì sẽ đảm nhiệm khâu gói bánh, những người còn lại thì chuẩn bị bếp lửa, nước sôi, lá chuối,…

nguoi-nha-trang-don-tet-2

Bánh tét ở miền Trung có nhiều loại nhân, có thể mặn hoặc ngọt tùy theo ý thích của gia đình. Bánh thường được gói bằng lá chuối thay vì lá dong như ở miền Bắc. Bánh Tét ăn kèm với củ kiệu hay dưa món sẽ làm tăng thêm vị ngon và kích thích vị giác.

Đi tảo mộ đầu xuân

Tảo mộ thăm ông bà tổ tiên những ngày đầu xuân thể hiện lòng biết ơn, kính hiếu của con cháu với ông bà, tổ tiên. Theo phong tục tập quán của người Việt, mọi thứ đều phải được sửa sang, kể cả người đã khuất. Vì vậy, cứ khoảng 20 tháng Chạp đến 30 Tết hằng năm, mọi gia đình đều đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ tự tay thắp những nén hương cho ông bà, tổ tiên để cầu xin may mắn, tài lộc vào năm mới.  

nguoi-nha-trang-don-tet-3

Bắn pháo hoa đón Giao thừa 

Bắn pháo hoa từ lâu đã trở thành một hoạt động đón giao thừa không thể thiếu vào những dịp lễ. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân Nha Trang. Không một ai có thể quên được cảm giác cùng đếm ngược từng giây còn lại của năm cũ hòa mình vào dòng người.

nguoi-nha-trang-don-tet-4

Khoảnh khắc đồng hồ 0 giờ cũng là lúc tiếng pháo hoa vang ngập trời. Âm thanh hò reo kết hợp với màu sắc sặc sỡ, rực rỡ của pháo hoa (Coutdown) làm cho không khí đánh dấu kết thúc một năm cũ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.

Chúc Tết – Lì xì đầu năm

Chúc Tết là một nét đẹp văn hóa và có ý nghĩa thực sự về tinh thần trong những ngày đầu Xuân của người Việt. Lời chúc gửi gắm tâm tư, tình cảm của những thành viên cho gia đình dành cho nhau. Mong ước năm mới nhiều sức khỏe, bình an, luôn luôn gặp nhiều điều tốt lành.

Chúc Tết thường sẽ bắt đầu sau khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Con cháu sẽ tụ tập, quây quần bên ông bà. Ai có lời chúc hay và ý nghĩa nhất sẽ được lì xì phong bì đỏ có “sức nặng” nhất. Thương các em nhỏ sẽ chuẩn bị rất kĩ phần chúc Tết để dành tặng ông bà như món quà tinh thần thể hiện sự yêu thương.

nguoi-nha-trang-don-tet-5

Xin chữ đầu Xuân

Xin chữ đầu Xuân từ lâu đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tuy lâu đời nhưng phong tục này vẫn được người dân gìn giữ và phát huy đến ngày hôm nay. Hình ảnh “ông đồ” và hoạt động xin chữ đầu Xuân đang phát triển mạnh ở Nha Trang những năm gần đây.Vào những ngày này, bạn dễ dàng bắt gặp rất đông người dân và khách du lịch tụm xung quanh “ông đồ” để xin chữ ở khu di tích Tháp Bà Ponagar.

nguoi-nha-trang-don-tet-7.1

Tùy vào sở thích và nhu cầu mà ông đồ sẽ phác thảo câu chữ, nét mực theo ý của khách. Chữ viết hoặc câu đối sẽ được treo để trang trí trong nhà với ước vọng cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đọc thêm: Top 5 khách sạn bình dân Nha Trang cho người đam mê "xê dịch"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận