Ngôi làng bị bỏ lại ở Anh và lời nhắn cuối cùng khiến người khác phải suy ngẫm

Được biết đến với tên "ngôi làng bị lãng quên", làng Tyneham nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa hai rặng núi Purbeck Dorset, phía Tây Nam nước Anh.

Minh Hằng
16:49 02/06/2022 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

80 năm đã trôi qua kể từ khi Tyneham, ngôi làng bên bờ biển Dorset chứng kiến người dân cuối cùng đi sơ tán vì Chiến tranh thế giới II. Đã có rất nhiều người mong muốn trở về nơi mình đã sinh ra và lớn lên nhưng vì nhiều lý do điều này đã không thể thực hiện, dần dần nơi đây thành vùng đất của lịch sử và được nhiều người coi là một "Ngôi làng ma".

Nó có một lịch sử phong phú và đã được sử dụng bởi các nền văn minh khác nhau trong suốt nhiều năm. Có nhiều bằng chứng về hoạt động của con người trong khu vực có từ thời kỳ đồ sắt đã được tìm thấy tại đây, ngoài ra còn có các dấu hiệu về sự hiện diện của người La Mã đã được tìm thấy trong thung lũng...

ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-1
Bên trong một căn nhà ở làng Tyneham
ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-2
Bot điện thoại trong ngôi làng đổ nát vẫn còn khá nguyên vẹn

Ngoài ra, nhiều kiến trúc trong ngôi làng được phát hiện là có niên đại từ lâu, ví dụ như một nhà thờ cổ thờ Thánh Mary được xây dựng vào thế kỷ 15, từng xuất hiện trong bộ phim "Doomsday Book" (Ngày Khải huyền). Tuy nhiên, bất chấp những giá trị văn hóa đã tồn tại, những người dân trong làng đã phải đi sơ tán trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo những gì được kể lại, Tyneham nằm trong địa hình xung quanh hiểm trở và kín đáo, rất thích hợp cho việc huấn luyện quân sự và người ta cho rằng việc di dời cư dân trong làng sẽ càng an toàn hơn. Vì vậy tổng cộng, 7.500 mẫu đất (Gần 31km2) xung quanh ngôi làng đã được Văn phòng Chiến tranh trưng dụng ngay trước Giáng sinh năm 1943.

ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-3
Dấu hiệu về những quả đạn chưa nổ trên Con đường Bờ biển Tây Nam giữa Vịnh Worbarrow và Vịnh Brandy

Điều này đồng nghĩa với việc những người dân nơi đây đang có cuộc sống yên bình sẽ phải chấp nhận với cảnh mất chốn dung thân, không nhà không cửa. Tuy nhiên họ vẫn hi vọng một ngày nào đó sẽ được quay về nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình. Ước tính đã có khoảng 225 người dân đã được di dời khỏi Tyneham, tuy nhiên với hi vọng sớm được quay trở lại và mong muốn giữ gìn ngôi làng được trọn vẹn, một người dân đã để lại lời nhắn trên cửa nhà thờ cho những người lính sẽ đến nơi đây.

"Xin hãy đối xử với nhà thờ và các ngôi nhà một cách cẩn thận, chúng tôi đã từ bỏ ngôi nhà của chúng tôi, nơi nhiều người trong chúng tôi đã sống trong nhiều thế hệ để giúp giành chiến thắng trong cuộc chiến gìn giữ tự do cho loài người. Một ngày nào đó chúng tôi sẽ trở lại và cảm ơn các bạn đã đối xử tử tế với ngôi làng.” Trích nguyên văn.

ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-4
Nhà thờ trong ngôi làng Tyneham

Tuy nhiên hi vọng được quay trở về ngôi làng đã không thể thực hiện...

Sau khi chiến tranh kết thúc, một số người di tản ở Tyneham đã rất vui vẻ khi đến định cư trong những ngôi nhà mới xây ở thị trấn Wareham, cách đó khoảng 6 dặm (khoảng 10km), trong khi đó một số khác không hài lòng và khao khát được trở về nhà, điều này làm dấy lên các cuộc biểu tình ở vùng đất mới để đòi quyền quay trở lại Tyneham.

ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-5
Những ngôi nhà hoang phế ở Tyneham

Để đảm bảo công bằng và minh bạch, một cuộc điều tra công khai đã được tiến hành vào năm 1948 để giải quyết vấn đề đi hay ở. Tuy nhiên quyết định được đưa ra là người dân bắt buộc phải mua lại với khu đất ở Tyneham thuộc quyền sở hữu của Bộ Quốc Phòng Anh.

Các sự kiện tiếp theo cũng được tổ chức trong vài năm sau để cố gắng đưa những người đã từng sơ tán từ Tyneham trở về nhà và mở cửa lại ngôi làng. Nhưng các thỏa thuận về việc sử dụng đất vẫn không thể đạt được và các bên liên quan như các nhà vận động, hội đồng và Bộ Quốc Phòng Anh vẫn không thể đưa ra một quyết định đồng nhất.

Ở chiều ngược lại, một số lượng lớn các ngôi nhà trong làng đã gần như không thể ở được vì bị bỏ hoang do nhiều năm được sử dụng như một cơ sở huấn luyện quân sự.

ngoi-lang-bi-bo-hoang-va-loi-nhan-cua-nguoi-roi-lang-cuoi-cung-6
Tàn tích còn lại ở Tyneham

Hầu hết những biệt thự cổ ở Tyneham được xây dựng từ thế kỷ 14, đã bị Bộ Xây Dựng Anh khi đó tháo dỡ vào năm 1967. Tuy nhiên đến nay ngôi làng tuy đã bị bỏ hoang nhưng có một số tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn. Tyneham đã được mở cửa cho công chúng và thu hút du khách mỗi năm, những người muốn xem cuộc sống vào năm 1943 khi ngôi làng được sơ tán trông ra sao. Từ đó để họ có thể cảm nhận được sự hi sinh của những người dân dám chấp nhận từ bỏ của cải và nhà cửa để tự do có thể quay về.

Đọc thêm: Quán Âm Thạch - Núi đá "linh thiêng" nhất Trung Quốc: Cao gần 1000m có hình dáng Phật Bà chắp tay

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận