Người đàn ông bị "bỏ quên" ngoài vũ trụ 10 tháng vẫn sống sót kỳ diệu
Chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc sứ mệnh ngoài vũ trụ, Krikalev bỗng nhận được tin sét đánh: Đất nước hứa hẹn ông về đã không còn tồn tại nữa.
Bất đắc dĩ trở thành "công dân Liên Xô cuối cùng"
Biết bao người có giấc mơ bay vào vũ trụ, thậm chí có người trả cả chục triệu USD để được tận hưởng cảm giác này. Tuy nhiên, khi bản thân bị mắc kẹt ngoài không gian không thể trở về Trái đất thì cảm giác này thật tồi tệ biết chừng nào. Đây chính là điều mà Sergei Krikalev - nhà du hành vũ trụ được mệnh danh là ‘công dân Liên Xô’ cuối cùng phải trải qua.
Sau 30 năm kể từ chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của loài người được thực hiện bởi phi hành gia người Nga Yuri Gagarin (1934 - 1968), ngày 12/4/1961 Sergei Krikalev cùng Anatoly Artsebarsky tiếp bước công cuộc bay vào vũ trụ trên con tàu Phương Đông. Khi ấy, Krikalev chỉ là một kỹ sư 33 tuổi vô danh đã khởi hành lên trạm vũ trụ Mir từ sân bay vũ trụ Baikonur (Liên Xô).
Khi ấy, nhiệm vụ của Krikalev là kéo dài 5 tháng. Thế nhưng, chỉ còn 1 tháng nữa trước khi trở về, người đàn ông này bỗng nhận tin sét đánh: Đất nước của ông đã không còn tồn tại nữa. Thời điểm tháng 12/1991, Liên Xô giải thể sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, 15 quốc gia (bao gồm cả Nga) tuyên bố độc lập. Khi Krikalev vẫn còn đang lơ lửng trong không gian, ngoại ô Arkalykh - thành phố nơi ông đáp xuống đã trở thành một phần của Cộng hoà Kazakhstan độc lập; còn nơi ông sinh sống không còn là Leningrad mà chuyển thành St. Petersburg.
Quá trình huấn luyện của Krikalev thực tế không hề chuẩn bị cho việc ở lại vũ trụ lâu hơn; thế nhưng ông vẫn nhận được yêu cầu ở lại vũ trụ nhiều tháng sau đó do không có đủ kinh phí để thực hiện một chuyến bay khác. Krikalev quyết định bám lại ở trạm vũ trụ Mir dù ông hoàn toàn có thể đi ngược lại mệnh lệnh để tự cứu lấy mình.
Theo như các ghi chép, tại trạm Mir luôn có thiết bị phóng được thiết kế dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu Krikalev không ở lại, trạm Mir sẽ không còn ai bảo dưỡng, điều khiển và đối mặt với nguy cơ hỏng hóc và không thể đón các chuyến bay khác trong tương lai.
Thời gian Krikalev ở lại trạm vũ trụ lên tới 311 ngày, tức 10 tháng – gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Ông cũng vô tình lập kỷ lục thế giới nhờ khoảng thời gian này và quay xung quanh Trái Đất tổng cộng 5.000 lần.
Hành trình trở về
Sau khi Đức trả 24 triệu USD để đưa kỹ sư Klaus-Dietrich Flade lên trạm Mir, cuối cùng Krikalev đã được trở về Trái đất vào ngày 25/3/1992. Thời điểm hạ cánh, Krikalev vẫn mặc bộ đồ phi hành gia với 4 chữ cái USSR (Liên Xô) và lá cờ đỏ của Liên Xô bước ra từ tàu Soyuz.
Theo một bài báo, thời điểm ấy bộ dạng của Krikalev như ‘một tảng bột nhào’, 4 người phải rất vất vả mới có thể giúp ông đứng lên khi đặt chân xuống mặt đất. Mới một năm trước đó, Krikalev còn là công dân Liên Xô, nhưng khi trở về Trái Đất anh đã mang trên mình một quốc tịch khác.
Vài ngày sau khi trở về, trong một cuộc họp báo Krikalev cho biết: “Tôi đã sống trên lãnh thổ nước Nga khi những nước cộng hòa khác vẫn còn trong Liên bang Xô viết. Giờ đây tôi phải trở về Nga, một phần trong Cộng đồng các quốc gia Độc lập”.
Mọi thứ dưới mặt đất cũng đã thay đổi chóng mặt sau khi Krikalev trở về. Khoản tiền lương 600 Ruble/tháng vốn rất cao tại thời điểm ông bắt đầu nhiệm vụ đến khi quay về chỉ còn bằng ½ thu nhập của một tài xế xe buýt. Dù trải qua biến cố đáng sợ khi bị ‘bỏ quên’ ngoài không gian, Krikalev vẫn tiếp tục lựa chọn cống hiến cho sự nghiệp khám phá vũ trụ.
Ông được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga. Hai năm sau đó, Krikalev tiếp tục nhận nhiệm vụ và trở thành nhà du hành người Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận