Mùng 1 Âm tụng kinh gì tại gia?

Cứ đến Mùng 1 Âm lịch, người Việt có phong tục sắm lễ cúng tại gia để cầu sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc Mùng 1 Âm tụng kinh gì tại gia?

Thùy Nguyễn
03:37 01/04/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tụng kinh là việc đọc những lời dạy của đức Phật một cách thành kính, để thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp, hướng thiện của Phật giáo cũng như thực hành trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, tụng kinh còn là cách giúp con người tịnh tâm, tạo phúc lành.

Việc tụng kinh tại gia mang lại cho chúng ta một đời sống nội tâm an tịnh và sâu sắc. Tu tại gia sẽ bao gồm các việc như: đọc kinh Công phu khuya vào buổi sáng, tụng đọc Nghi thức Tịnh độ vào buổi tối, tụng kinh Nhật tụng, thực hành ăn chay, niệm Phật và duy trì đều đặn các thời khóa.

Ý nghĩa của việc tụng kinh Mùng 1 Âm

Vào Mùng 1 Âm lịch là lúc mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau, tạo nên một đường thẳng soi chiếu, giúp con người tịnh hóa được mọi vẩn đục trong lòng và khai thông trí tuệ. Do đó, bên cạnh ngày rằm thì dân gian còn coi Mùng 1 Âm là thời điểm tốt nhất trong tháng để tụng kinh tại gia.

mung-1-am-tung-kinh-gi-tai-gia-1

Tụng kinh là một trong những biện pháp hay giúp con người hướng thiện, tu tâm dưỡng tính. Việc tụng kinh vào Mùng 1 Âm lịch với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và gia đình, vừa nhắc nhở bản thân nên giữ mình trong sạch, làm nhiều việc thiện.

Ngày Mùng 1 Âm tụng kinh gì tại gia?

Theo giáo lý đạo Phật, nghi thức tụng kinh có mục đích cầu an và cầu siêu. Cầu an hiểu đơn giản là cầu cho ai đó được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Còn cầu siêu là mong muốn người đã khuất được siêu độ, siêu thoát, được sanh về thế giới chư Phật. 

Nhiều người thắc mắc rằng: Ngày Mùng 1 Âm tụng kinh gì tại gia? Thực tế, hầu hết các bộ kinh đều có tác dụng khai mở tâm trí. Do đó, chỉ cần chuyên tâm, chân thành đọc tụng thì có thể chọn bộ kinh nào cũng được.

Tuy nhiên, chúng ta nên chọn tụng kinh những bộ phù hợp với căn cơ và sở nguyện của bản thân. Những bộ kinh thường được trì tụng ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia có thể kể đến như: Hồng Danh, Di Đà, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Pháp hoa…

mung-1-am-tung-kinh-gi-tai-gia-4

Trong đó, cầu an thường chọn tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư,cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu Lan... cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám...

Trước khi tụng kinh cần phải tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, ngồi đoan chính, tụng vừa đủ nghe. Tụng kinh Mùng 1 Âm có 2 thời gian cố định là buổi khuya và buổi tối. Khuya thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú, tối thì tụng Kinh Di Đà. 

Những lưu ý khi tụng kinh ngày Mùng 1 Âm

Ngày nay, không phải chỉ Phật tử hay người xuất gia mới có thể tụng kinh, chỉ cần có lòng thành kính, hướng về đức Phật thì ai cũng có thể làm được. Bên cạnh sự thành tâm, mọi người cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây khi tụng kinh Mùng 1 Âm tại gia. 

Chuyên tâm: Khi tụng kinh không được nghĩ đến các vấn đề khác mà phải chuyên chú, tập trung vào những lời dạy trong quyển kinh, vừa đọc vừa ngẫm. 

Đọc chính xác từng chữ: Việc này không chỉ thể hiện sự chuyên tâm, tôn trọng, thành kính của người trần với các bậc bề trên mà còn cho thấy được sự nhẫn nại, cẩn trọng, tỉ mỉ của mỗi người trong việc tụng kinh. 

Không để đồ ăn trong miệng: Các chuyên gia cho biết, tốt nhất là không để bất kỳ đồ gì trong miệng bởi nó sẽ gây ra xao nhãng, mất tập trung, gián đoạn trong quá trình tụng kinh. 

Giữ tốc độ đọc ổn định: Khi tụng kinh tại gia vào Mùng 1 Âm cần phải giữ tốc độ đều đặn, không quá nhanh cũng không quá chậm. Tốt nhất là giữ nhịp đọc thông thuận, vững vàng từ đầu đến cuối mà không bị gián đoạn.

Xem thêm: Mùng 1 Âm thắp hương vào giờ nào tốt nhất?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận