Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cập nhật mới nhất

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là một yêu cầu quen thuộc trong đề thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết cách viết.

Thùy Nguyễn
17:14 01/01/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, từ đó bàn bạc và làm sáng tỏ cái đúng sai, tốt xấu của vấn đề. Từ đó, người bàn luận có thể hiểu thấu đáo về vấn đề và biết cách vận dụng trong đời sống. 

Thông thường, một bài nghị luận xã hội sẽ được chia làm 2 loại chính. Đó là nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Ngoài ra, đôi khi còn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.  

Hình thức, nội dung dạng bài nghị luận xã hội 200 chữ

Về hình thức

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn và không được ngắt xuống dòng. 

ky-nang-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-cap-nhat-moi-nhat-2

Dung lượng an toàn là khoảng ⅔ tờ giấy thi, tức là tầm 20 dòng viết tay. Tuy nhiên, học sinh cũng không cần phải đong đếm chuẩn xác. Viết lên 1 vài dòng cũng không sao, viết lên 250 chữ cũng được. 

Về nội dung

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cần phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể như sau:

  • Câu mở đoạn: Có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch. Theo đó, câu chốt sẽ nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề. Đoạn văn nên có một câu kết để nêu ý nghĩa, rút ra bài học hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân. 

  • Nếu là đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý cần phải có các ý gồm:  Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?); phân tích, chứng minh (tại sao?); bình luận, mở rộng vấn đề; bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Nếu là đoạn văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống cần có các ý gồm: Nêu tên hiện tượng; phân tích tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng; bàn luận về nguyên nhân và giải pháp; nêu bài học cho bản thân…

Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Phân loại dạng đề nghị luận xã hội

Đề nghị luận xã hội có thể chia làm 3 dạng:

  • Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, tư tưởng, ý kiến trong phần dữ liệu đọc hiểu. Đây là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. 

ky-nang-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-cap-nhat-moi-nhat-4
  • Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống được đề cập đến trong phần đọc hiểu. Đây là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, xã hội.

  • Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu. Đây là kiểu nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa gợi ra từ phần đọc hiểu.

Cách nhận biết các dạng đề

Học sinh cần phải nhận biết đúng các dạng và kiểu đề, từ đó triển khai vấn đề và lập dàn ý sao cho phù hợp.

  • Dạng 1: Là một câu nói, ý kiến, tư tưởng giống như một câu nói, ý kiến, tư tưởng hoặc một câu danh ngôn. Nội dung của nó thường giống trong dữ liệu phần Đọc hiểu.

  • Dạng 2: Thông thường, đề nghị luận xã hội sẽ có các từ khóa như: Hôm nay, hiện nay, ở Việt Nam…

  • Dạng 3: Đề bài yêu cầu rút ra thông điệp, ý nghĩa trong phần đọc hiểu. Thông thường, phần đọc hiểu sẽ là một đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn, bài văn, đoạn trích…

Cách làm theo từng dạng đề cụ thể

Dạng 1: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Các ý cần triển khai:

  • Giải thích về từ ngữ, ý kiến này.

  • Phân tích và chứng minh vấn đề: Tại sao lại nói như vậy? Nêu dẫn chứng làm rõ vấn đề. 

  • Bình luận vấn đề: Bàn luận mở rộng hoặc lật ngược vấn đề. Trong xã hội, vấn đề đó đang diễn ra như thế nào.

  • Rút ra bài học và liên hệ bản thân, nêu hành động thực tế.

  • Có thể kết thúc đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bằng câu thơ, khẩu hiệu, châm ngôn hoặc danh ngôn để tạo ấn tượng.  

ky-nang-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-cap-nhat-moi-nhat-1

Dạng 2: Đọc hiểu nghị luận tích hợp về một hiện tượng xã hội

Với dạng đề về hiện tượng tiêu cực, các ý triển khai gồm:

  • Giải thích vấn đề nếu có.

  • Nêu thực trạng vấn đề. Trong xã hội, vấn đề đó đang diễn ra như thế nào.  

  • Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.

  • Đưa ra giải pháp thiết thực.

  • Rút ra bài học và liên hệ bản thân.   

Đối với dạng đề về hiện tượng tích cực, các ý cần triển khai gồm:

  • Giải thích nếu có.

  • Bình luận vấn đề. 

Dạng 3: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu

Đối với dạng đề này, các ý triển khai gồm:

  • Nêu vấn đề, tóm tắt nội dung câu chuyện.

  • Giải thích, phân tích và chứng minh vấn đề.

  • Bàn luận vấn đề.

  • Rút ra bài học và liên hệ bản thân.  

Trên đây là kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cập nhật mới nhất. Hi vọng các em học sinh tham khảo, áp dụng để đạt được điểm tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.  

Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận