Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng tự trọng
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng tự trọng để học sinh có thể tham khảo. Từ đó, các em sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, biết cách triển khai ý khi gặp đề bài tương tự.
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng tự trọng
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận xã hội: Lòng tự trọng.
Tùy theo năng lực bản thân, học sinh có thể mở đoạn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân đoạn
Giải thích khái niệm
Lòng tự trọng là việc ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân. Bên cạnh đó còn là sự coi trọng và gìn giữ phẩm cách, danh dự và phát huy những tính cách tốt đẹp.
Phân tích khái niệm
-
Mỗi người ai cũng có một thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi nhận biết và ý thức được những giá trị đó, mỗi người sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình. Từ đó, mỗi người có thể trau dồi và phát triển những thế mạnh của mình theo chiều hướng tích cực.
-
Người có lòng tự trọng là người có nhận thức và hành động đúng đắn. Mỗi người sẽ nhìn nhận sự việc đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực. Mỗi người sẽ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
-
Lòng tự trọng không đồng nghĩa với tự cao hay tự phụ. Bởi tự cao, tự phụ là phẩm chất xấu, còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp. Nó khiến chúng ta tự hào về những gì chúng ta có.
Chứng minh vấn đề
Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực về những con người có lòng tự trọng.
Nên nhớ chọn những dẫn chứng tiêu biểu, gần gũi và được nhiều người biết đến để minh họa cho bài viết của mình.
Phản biện vấn đề
Trong cuộc sống vẫn có những người sống thiếu lòng tự trọng. Nhiều người vẫn chưa có nhận thức cũng như ý thức được giá trị của bản thân. Cũng có những người chỉ vì lợi ích trước mắt mà tự hạ thấp bản thân mình, đánh mất lòng tự trọng vốn có. Những người này đáng bị xã hội phê phán, lên án.
Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận xã hội, đó là lòng tự trọng. Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Bài mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng tự trọng
Giá trị con người không phải thể hiện ở ngoại hình, không chỉ ở trình độ học vấn hay địa vị xã hội mà nó còn thể hiện rõ nhất ở lòng tự trọng. Lòng tự trọng là việc ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân. Bên cạnh đó còn là sự coi trọng và gìn giữ phẩm cách, danh dự và phát huy những tính cách tốt đẹp. Người có lòng tự trọng là người có nhận thức và hành động đúng đắn. Mỗi người sẽ nhìn nhận sự việc đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực. Mỗi người sẽ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Người có lòng tự trọng sẽ biết mình là ai, có những gì. Lòng tự trọng không đồng nghĩa với tự cao hay tự phụ. Bởi tự cao, tự phụ là phẩm chất xấu, còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp. Lòng tự trọng khiến con người tự hào về bản thân, không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Có lòng tự trọng, bạn sẽ tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, hãy rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Ngoài ra, cần nghiêm khắc với bản thân mình, rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Thay vào đó, bạn nên cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ được mọi người tôn trọng.
Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng biết ơn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận