Tại sao "con trai lớn cần tránh mẹ" nhưng "con gái lớn không cần rời cha"?

Theo nhiều người quan niệm, con trai quá bám mẹ sẽ yếu đuối và không có khả năng tự lập tự quyết; con gái quá gần gũi cha sẽ tự tin, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thùy Nguyễn
08:00 11/03/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần đây, trên mạng xã hội nhiều người đang chú ý một đoạn video, khi một người mẹ đi làm về thì cậu con trai 18 tuổi ra mở cửa. Sau đó, người mẹ nhảy lên ôm con trai, con trai cũng quay mẹ một vòng nhìn vô cùng vui vẻ và đầm ấm.

Tuy nhiên, không ít cư dân mạng cho rằng, con trai ở tuổi này không nên gần gũi với mẹ như thế. Nếu hai mẹ con cứ giữ thói quen như vậy, tương lai cuộc hôn nhân của cậu con trai có thể sẽ gặp không ít vấn đề.

Người Trung Quốc xưa có câu rằng: “con trai tránh mẹ, con gái tránh cha”. Thực tế, câu nói này là sự hướng dẫn về giáo dục giới tính để những đứa trẻ ngay từ nhỏ có thể hiểu được sự khác biệt giữa nam và nữ, biết bảo vệ quyền riêng tư và bản thân mình. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ cảm xúc và tính cách, câu nói trên chỉ được coi là đúng một nửa. Tức là, con trai cần tránh mẹ nhưng con gái không cần tránh cha, 

Tại sao con trai lớn cần tránh mẹ?

Khi còn nhỏ, việc bé trai duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ là vô cùng quan trọng. Tình yêu của mẹ rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi con trai lớn lên, người mẹ cũng phải từ từ buông tay để con dần tự lập và trưởng thành.

con-trai-lon-can-tranh-me-con-gai-lon-khong-can-roi-cha-2

Tuy nhiên, vẫn có những bà mẹ quan tâm và bảo bọc con mình quá mức, giúp con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Vì yêu con, thương con mà họ bọc con mình vào một chiếc kén, sợ con ra ngoài sẽ chịu khổ, chịu vấp ngã. Điều này với các bé trai là vô cùng tai hại, nó chẳng khác nào bẻ đi đôi cánh của con. Trẻ thiếu sự tò mò, khám phá sẽ trở nên phụ thuộc, lười biếng, yếu đuối và ỷ lại.

Khi gặp vấn đề gì, những đứa trẻ này cũng chỉ trực chờ xin ý kiến cha mẹ, sống không có chính kiến, không có trách nhiệm, gặp khó khăn là sẵn sàng đầu hàng, từ bỏ. Chưa kể, con trai khi lớn rồi vẫn quá thân với mẹ có thể trở nên thiếu nam tính.

Bên cạnh đó, con trai quá bám mẹ còn ảnh hưởng đến hôn nhân sau này. Nhiều người mẹ không thể rời được con trai sẽ mong muốn cả chồng và con trai đều phải yêu thương mình, sợ con dâu sẽ cướp con trai mình đi mất. Cũng vì thế, họ tham gia quá sâu vào cuộc sống hôn nhân của con, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của những người trẻ tuổi.  

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, từ khi 3 tuổi trẻ đã có khả năng nhận thức về giới tính. Khi ý thức này dần nảy mầm, chúng sẽ bắt đầu xác định mình là con trai hay con gái. 

Tại sao con gái không cần rời cha?

Xét về mặt tâm lý, các bé gái thường cảm thấy không an toàn. Người cha chính là người đàn ông đầu tiên trên thế giới giúp con có cảm giác an toàn. Cha cũng là người có ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành, lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con.

con-trai-lon-can-tranh-me-con-gai-lon-khong-can-roi-cha-1

Nếu quan hệ cha con tốt, con gái sẽ trở nên vui vẻ và tự tin hơn. Con không cần tìm kiếm giá trị của mình trên người khác giới, sau này mối quan hệ hôn nhân cũng dễ dàng điều hòa hơn. Gia đình nào mà con gái thiếu tình thương của cha thường rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp phải những người đàn ông xấu.

Vì thế, đây cũng là thời điểm cha mẹ cần cẩn trọng hơn trong các mối quan hệ với con cái. “Con trai lớn cần tránh mẹ”, tức là không chỉ rời mẹ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn còn phải tách biệt về mặt tâm lý. “Con gái lớn không cần rời cha” là nói về mặt tâm lý, cảm xúc, nhưng về thể chất vẫn cần có sự tách biệt.

Xem thêm: Nằm lòng nguyên tắc giáo dục con cái thông minh: Tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận