Cô Bé Tý Hàng Bạc: Kiều nữ nức tiếng Hà thành với số tình nhân kỷ lục

Dân chơi Hà thành những năm Pháp thuộc chắc chắn không ai không biết giai thoại về cô Bé Tý (Betty) - một trong số 3 "kiều nữ" nức tiếng Hà thành thời bấy giờ.

Thùy Nguyễn
13:30 10/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô bé mồ côi cùng tuổi thơ chìm nổi

Betty vốn là cô gái nhà quê, được vợ chồng công sứ Hưng Yên nhận làm con nuôi và dạy cho tiếng Pháp truyền khẩu nên chỉ sau 5,6 năm là đã thông thạo Pháp ngữ. Betty vừa thông minh lại xinh đẹp, khiến các quan thầy mê mệt, nhiều khi lại đau đầu bởi những câu hỏi hóc búa. Thời đó, ít người ở xứ An Nam có thể thông thạo tiếng Pháp như cô. 

Cuộc đời của Betty là những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính. Nàng là con út trong gia đình có 3 người con, cha là Đề lạc, bị thất lạc cha từ nhỏ, sau đó trở thành con cưng của vợ chồng viên công sứ Hưng Yên J. Simoney, với tên Tây là Félicie. Vì hiếm con nên bà công sứ - nguyên con gái viên Chánh Tổng ở Cầu Ngàng rất cưng chiều Betty, cử một cô khâu đứng tuổi phục dịch và một con hầu nhỏ làm bạn chơi đùa.

co-be-ty-hang-bac-kieu-nu-nuc-tieng-ha-thanh-voi-so-tinh-nhan-ky-luc-1

Viên công sứ còn sai thầy dạy Betty chữ quốc ngữ và tiếng Tây. Chẳng mấy chốc, cô bé năm nào đã dậy thì thành cô bé 17 tuổi xinh đẹp, hay chữ. Năm 1905, dịch hạch đen hoành hành vùng Trung châu, vợ công sứ Simoney chẳng may mắc bệnh rồi ra đi lúc Betty đang độ tuổi xuân xanh mơn mởn. Mẹ mất chưa đầy tháng, Bé Tý bị bố nuôi làm nhục. Sau khi khóc cả đêm, Bé bỏ nhà đi trốn biệt, Simoney sai lính và nhân viên bổ đi tìm mấy ngày không thấy.

Betty đi tàu thủy lên Hà Nội, mang theo vali đầy đủ đồ và nữ trang, vàng ngọc, hơn 1000 đồng dành dụm. Tuy nhiên, do chi tiêu phung phí nên chỉ mấy tháng sau Betty đã lâm vào cảnh túng thiếu, nàng phải bán đôi xuyến cuối cùng để thanh toán tiền nhà hàng.

Một lần, viên quan Bounet là chỉ huy một sư đoàn Bắc Phi đến tiêu diệt quân Đề Thám, đẩy nhầm cửa phòng Betty khi nàng đang vận đồ ngủ mỏng manh. Lần đó, Bounet rối rít xin lỗi, trưa hôm sau thì xáp lại chào hỏi và mời nàng ăn trưa rồi nhanh chóng trở thành một đôi. Do nhận lệnh cấp trên, Bounet phải lên vùng rừng núi Yên Thế đánh giặc, bị trúng đạn ở lưng và chết trên đường về Hà Nội.

Thế là, Betty lại lâm vào cảnh túng quẫn. Cho tới một hôm, thấy viên quan tây râu xồm tên Lastelle, tự nhận mình là chỉ huy của Bounet xuất hiện và lại cặp kè với Betty. Chàng là Chỉ huy tỉnh đội Bắc Giang, một hôm gửi cho nàng một chiếc bình vôi bằng vàng nặng khoảng 5kg cùng một ang men Tàu cổ đoạt được trong một cuộc hành quân.

co-be-ty-hang-bac-kieu-nu-nuc-tieng-ha-thanh-voi-so-tinh-nhan-ky-luc-3

Bẵng đi một thời gian, không thấy Lastelle trở về, Betty dò la mới hay Lastelle đã chết do dịch tả. Cầm số vàng vô chủ, Betty dự định chuyển sang buôn bán kinh doanh, đổi nghề sống cuộc đời lương thiện hơn. Thế nhưng, cô nhanh chóng có tình duyên mới, là Jean Broussai - doanh nhân giàu có, chủ một chuỗi mỏ vàng lớn nhất Vịnh Bắc Bộ bấy giờ. Nghiễm nhiên Betty trở thành bà chủ mỏ vàng, được thừa hưởng một trong những dinh cơ to nhất Hà thành.

36 năm vang bóng với tất cả 28 ông chồng

Không chỉ Broussais mà cả “bạn” của Broussais cũng cung cấp tiền cho Betty. Cứ thấy chồng Betty vắng nhà là lại đến thăm, thậm chí còn giới thiệu thêm một số “bạn thân” khác. Suốt 36 năm vang bóng, cô Bé Tý Hàng Bạc có tất cả 28 chồng kể từ Broussais đến cả trăm nhân tình lai rai. Betty đã vận dụng vô số tiểu xảo khiến họ tưởng cô là người chung tình. Nếu họ bất chợt gặp ai khác trong nhà thì đó là… bạn rất thân của chồng. 

Cô từng tâm sự với cô Tư Hồng rằng, mối bận tâm lớn nhất mỗi ngày là phải canh giờ để cho các tình nhân không chạm mặt nhau. Thế nhưng, “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, một hôm Betty đang tiếp một viên quan Năm ra đến cửa thì Broussais trở về, nổi cơn ghen và ngay lập tức cắt đứt quan hệ. 

co-be-ty-hang-bac-kieu-nu-nuc-tieng-ha-thanh-voi-so-tinh-nhan-ky-luc-3

Tuy nhiên, từ năm 1910, cô Bé Tý trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng. Cô sở hữu đủ loại đồ quý hiếm, bảo vật vô giá cùng nhiều con vật hiếm. Giàu có rồi, cô đua vào nhập tịch giới khăn chầu áo ngự. Betty nổi tiếng là đồng bóng lẫm liệt, đi hành hương hết đền to phủ lớn từ Nam ra Bắc. 

Cô Tư Hồng từng nói về ba Tý: “Tôi giàu thấm đâu so với con bé Tý. Nó có dư cả trăm cây vàng rồng do các chồng và nhân ngãi Tây cho. Nhưng nó kín lắm, không dám gửi nhà băng, cũng chẳng dám giấu trong tủ trong rương vì sợ bị cướp…”

Dù giàu có là thế, hậu vận của Betty cực xấu. Cô bị người ta tính kế, chiếm hết tài sản. Sau khi qua đời, cô được chôn ở quận Hai Bà Trưng, trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: Cô Vũ Thị Tý.

Xem thêm: Loạt giai thoại gây sốc về truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm và Cám là chị em sinh đôi?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận