Chuyện về danh tướng Lê Khôi: Bắt sống 2 đô đốc nhà Minh, dọa quân Chiêm quy hàng

Là một trong những khai quốc công thần lớn của nhà Hậu Lê, Lê Khôi trở thành danh tướng trên chiến trường, chỉ cần nghe tên cũng khiến kẻ địch sợ hãi.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cha mẹ mất sớm, thế nên từ nhỏ Lê Khôi (người Lam Sơn - nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã ở với chú ruột là Lê Lợi. Trong những ngày đầu gian khổ, ông từng theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập nhiều chiến công hiển hách trên chiến trường.

Lê Khôi từng làm quan qua 3 triều vua là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông; đã giữ tới chức Khâm sai Tiết chế thủy lục như Dinh, sau đó lên chức Hộ vệ Thượng tướng quân.

Chỉ nghe tên, quân Chiêm lập tức quy hàng

Năm 1430, Lê Khôi được trao chức Trấn thủ Hóa Châu (vùng đất từ Quảng Trị trở vào). Thời điểm đó, Hóa Châu giáp Chiêm Thành, tình hình chưa ổn định nên vua quyết định trao cho người tin cậy, đủ uy và đức.

chuyen-dung-tuong-le-khoi-bat-song-2-do-doc-nha-minh-2
Tượng thờ tướng Lê Khôi

“Lịch triều hiến chương loại chí” ghi rõ, vừa đến Hóa Châu, Lê Khôi ngay lập tức “bãi bỏ trạm gác và sự xét hỏi nghiêm ngặt, chỉ lo đi chiêu mộ dân lưu tán về làm ăn, khuyên bảo dân chăm làm ruộng, trồng dâu, huấn luyện sĩ tốt để giữ yên bờ cõi. Ông xử việc nghiêm trang và giữ chữ tín nên được dân rất yêu kính”.

Cũng trong năm này, Bế Khắc Thiệu dấy lên cuộc nổi loạn vùng Thái Nguyên. Vua thân chinh ra trận, triệu thêm Lê Khôi từ Hóa Châu tiếp ứng. Nhờ có mặt kịp thời, Lê Khôi đã dẹp yên nổi loạn, được vua trọng thưởng.

Năm 1443, Lê Khôi được phong là Nhập nội Thiếu úy, sai đi Trấn thủ Nghệ An. Khi vừa đặt chân tới xứ Nghệ, ông được người dân chào đón nhiệt tình, đưa hai tay lên ngang trán mừng reo: “Chúng tôi mong ông đã lâu, sao nay trời mới giáng phúc ban ơn cho chúng tôi”.

Đến năm 1445, Lê Khôi được lệnh đem quân Nghệ An đi tiếp ứng trận đánh Chiêm Thành. Ông cùng quân xông băng băng lên phía trước, phá tan trại giặc nơi cửa ải, qua Ly Giang, đến Thị Nại (Bình Định) và nhanh chóng tiến vào Chiêm Thành, bắt được chúa Chiêm là Bí Cai. Thấy quân của ông, tướng giặc bắc loa hỏi: “Có phải ông Tư mã (chỉ Lê Khôi) đó không?” Ông liền cởi mũ ra, quân giặc nhận ra ông liền cởi mũ xuống ngựa quy hàng, mang sản vật đến biếu tặng ông.

chuyen-dung-tuong-le-khoi-bat-song-2-do-doc-nha-minh-1
Nhân dân địa phương thương tiếc và kính trọng Lê Khôi lập đền thờ tại Cửa Sót, hàng năm đều tổ chức Lễ hội đền Chiêu Trưng vào ngày giỗ của ông

Tuy nhiên, trên đường về khi đoàn chiến thuyền đến chân núi Long Ngâm của dãy Nam Giới, Lê Khôi lâm bệnh nặng qua đời. Sự ra di của vị tướng tài đức song toàn khiến binh sĩ kêu gào dậy sóng. Vua quan thương xót vô hạn làm quốc tang 3 ngày, an táng thi hài ông ở chóp núi Long Ngâm.

Ông còn được triều đình truy tặng Nhập nội Đại Hành khiển, cho quan vào tận nơi ông mất để làm lễ an táng và cúng tế. Năm 1487, ông được vua Lê phong “Chiêu Trưng Đại vương”. Bên cạnh đó, vua còn cho lập đền thờ; nhân dân địa phương thương tiếc và kính trọng ông cũng lập đền thờ tại Cửa Sót, hàng năm đều tổ chức Lễ hội đền Chiêu Trưng vào ngày giỗ của ông.

Bắt sống hai đô đốc nhà Minh

Trong suốt hành trình khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Khôi luôn sát cánh bên Lê Lợi, một lòng phò tá và chiến đấu. Năm 1424, trong trận đánh lớn ở Khả Lưu (Nghệ An), Lê Khôi được lệnh cầm quân nhỏ, dưới quyền chỉ huy của Lê Sát và nhiều tướng lĩnh cao cấp khác đối phó với quân giặc tràn lên đánh vào Lam Sơn ở Trà Lân.

chuyen-dung-tuong-le-khoi-bat-song-2-do-doc-nha-minh-3
Thi hài Lê Khôi được an táng ở chóp núi Long Ngâm

Tại trận chiến này, Lê Khôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông cùng tướng Lê Sát xông lên phá tan quân Minh, chém tướng tiên phong Hoàng Thành và bắt sống đô đốc Chu Kiệt. Tên tuổi của Lê Khôi được nhiều người biết đến, chỉ huy tin cậy, binh sĩ yêu quý sau trận Khả Lưu.

Đến năm 1427, Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với quân Minh tại Chi Lăng - Xương Giang (Lạng Sơn). Lê Khôi cùng Phạm Vấn chỉ huy hơn 2 nghìn binh sỹ, làm tướng trợ thủ cho Lê Sát trong trận chiến này.

Một lần nữa, Lê Khôi lập được công lớn, đánh tan và bắt sống đô đốc Thôi Tụ và Hoàng Phúc cùng mấy chục nghìn tên giặc. Lập hàng loạt chiến công, khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428 đã phong Lê Khôi làm Kỳ Lân Hổ vệ Thượng tướng quân, quyền Hành quân Tổng quản, hàm Nhập nội Thiếu úy, sau thăng lên hàm Tư mã, được đem Kim Phù.

Xem thêm: Nỗi oan thấu trời của danh sĩ đại thần Phan Thanh Giản

Đọc thêm

Từ là bậc khai quốc công thần cùng Lê Lợi "nếm mật nằm gai", Trần Nguyên Hãn cuối cùng lại phải chịu cái chết ai oán. Có người nói, tất cả bắt nguồn từ sự nghi kỵ 1 chiều của Lê Lợi, song cũng có ý kiến cho rằng, đó là vụ án 2 chiều.

Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn, rốt cuộc ai có thành kiến với ai?
0 Bình luận

Vũ Duệ là Trạng nguyên thứ 18 của nước ta, không chỉ nổi tiếng bởi tài năng, khí tiết mà còn ở giai thoại hồi sinh thần kỳ.

Thần kỳ chuyện hồi sinh của Trạng nguyên tiết nghĩa vang danh lịch sử Việt Vũ Duệ
0 Bình luận

Nhờ cách nạp phi độc đáo và tinh tế, vua Duy Tân đã chọn được người giản dị, được dạy dỗ chu đáo, có lòng yêu nước thương dân chứ không vì toan tính chính trị.

Vua Duy Tân cùng câu chuyện nạp phi 'độc nhất vô nhị' khiến nhiều người nể phục
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất