Bí ẩn về chậu rửa cá âm dương khiến giới khoa học đau đầu
Chậu rửa cá âm dương là loại chậu rửa mặt bằng đồng thau, bên trong khắc hình cá âm dương, có lúc thì khắc hình rồng nên còn được gọi là chậu rửa rồng.
Tại bảo tàng Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) vẫn đang lưu giữ một chiếc chậu rửa cá âm dương. Chậu này có kích thước như một chậu rửa mặt thông thường, lòng chậu khắc hình 4 con cá được giữ khoảng cách bằng các đường cong Hà đồ của “Kinh Dịch”, trên miệng chậu có hai quai để cầm.
Điều đáng nói, khi đổ nước đến lưng chậu, dùng tay nhẹ nhàng chà xát vào hai quai sẽ thấy nước nhanh chóng gợn sóng, sau đó trào dâng cuồn cuộn và bốn làn nước cao 2 thước và vang lên âm thanh của 6 hào quẻ Chấn trong “Kinh Dịch”.
Các nhà vật lý học ở Mỹ và Nhật Bản nhiều lần sử dụng các thiết bị hiện đại để trắc định, nhằm tìm ra nguyên lý cấu tạo của chậu rửa cá âm dương, đồng thời giải đáp thắc mắc tại sao chậu vừa có thể phun nước, phát ra âm thanh, truyền cảm và dẫn nhiệt như thế?
Tuy nhiên, mọi nỗ lực vẫn chưa có lời giải đáp. Công nghệ tiên tiến ngày nay cũng đành phải “chịu thua” trước một trong những kỳ tích của khoa học Trung Quốc cổ đại. Các nhà khoa học Mỹ từng tạo ra một chiếc chậu tương tự bằng đồng thau với bề ngoài y hệt, nhưng nó trông cứng đờ thiếu tự nhiên, không thể phun nước cũng không thể phát ra âm thanh.
Có thể thấy, muốn chế tạo ra chậu rửa cá âm dương thì không thể sử dụng phương pháp khoa học hiện đại. Tới thời điểm hiện tại, chậu rửa cá âm dương vẫn là một bí ẩn chưa lời giải đáp, khiến giới khoa học phải đau đầu.
Thực tế, “Kinh Dịch” vốn bao la vạn trượng lại huyền bí xâu xa, dù có bao hàm các tư tưởng khoa học nhưng lại không đưa ra một lý luận cụ thể nào. Vậy người xưa đã chế tạo thành công chậu rửa cá âm dương kỳ diệu như thế dựa trên nguyên lý nào?
Đầu tiên phải nói rằng, khoa học hiện đại là khoa học phân tích, với đặc trưng là sự chuẩn xác cao độ và định lượng hóa một cách nghiêm ngặt. Tính chính xác của nó đã đạt đến trình độ lượng tử ở mức vi quan. Tuy nhiên, khoa học hiện đại lại có một nhược điểm chính là tuyến tính. Cho dù là cơ học cổ điển, lý thuyết điện từ, cơ học lượng tử hay thuyết tương đối, các mô hình lý luận đều kiến lập trên cơ sở logic tuyến tính, ngay cả lý thuyết cơ sở số học cũng là tuyến tính.
Đại tự nhiên không phù hợp với nguyên lý luyến tính, nhiều trường hợp nó còn là phi luyến tính, thế nên nó hoàn toàn khác biệt với thế giới nhân tạo của khoa học kỹ thuật. Trong đại tự nhiên có một loại sóng là sóng đơn độc, tương tự như những tia nước của chậu rửa cá âm dương. Sóng đơn độc không hợp lại, cũng không tản đi và có thể duy trì trong thời gian rất lâu. Sự tồn tại của sóng đơn độc chính là phi luyến tính.
Trong thế giới hiện thực, các con sóng đơn độc, các hiện tượng phức tạp, giới hạn và biến đổi đều là vấn đề phi luyến tính. Khoa học hiện đại bị hạn chế bởi quy phạm đặc hữu. Đây cũng là nguyên nhân khiến khoa học khó mà lý giải được nguyên lý cấu tạo của chậu rửa cá âm dương cũng giải thích được tại sao chậu này có thể phun nước, phát ra âm thanh.
Xem thêm: Ly kỳ 13 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn nhất thế giới, có cả UFO xuất hiện?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận