Triệu Vân hét lên 4 chữ trước khi qua đời khiến Gia Cát Lượng nghe xong xấu hổ tột cùng
Một người trung kiên như Triệu Vân trong lúc hơi tàn vẫn lặp đi lặp lại 4 chữ vô cùng son sắt, khiến Gia Cát Lượng nghe xong cũng cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Vị tướng khí phách, đầy lòng dũng cảm
Triệu Vân tự Tử Long, là công thần khai quốc nhà Thục Hán và được người đời ca ngợi là “Hổ uy tướng quân”. Trong thời Tam Quốc, Triệu Vân tuy không phải là vị tướng dũng mãnh nhất nhưng lại được đánh giá cao về tấm lòng ngay thẳng, tận trung báo quốc. Đến cả Lưu Bị cũng không tiếc lời mà khen Triệu Vân rằng: “Tử Long quả thật một thân toàn đảm vậy”. Trong đó, từ “đảm” có nghĩa là khí phách, lòng dũng cảm.
Khi nhắc đến những chiến tích lừng lẫy nhất của Triệu Tử Long, không thể bỏ qua trận Trường Bản. Trong trận này, Triệu Vân uy dũng vô song ôm theo A Đẩu, một thương một ngừa liều mình xông pha giữa quân của Tào Tháo, đâm loạt tướng Tào chết như ngả rạ khiến nhiều người sợ hãi.
Từ khi Triệu Vân còn dưới trướng của Công Tôn Toản đã quen biết Lưu Bị. Về sau khi Lưu Bị về nương nhờ Công Tôn Toàn, hai người vừa gặp đã giống như quen biết từ lâu. Sau này, Triệu Vân đi theo Lưu Bị, cùng ăn cùng ngủ, luôn một lòng tận trung và trở thành cánh tay phải đắc lực của ông.
Năm 229, Triệu Vân qua đời, là vị tướng cuối cùng của Ngũ hổ tướng. Khi đó, nước Thục tướng tài hiếm hoi, trong khi Gia Cát Lượng đã hoàn thành bước đầu là khôi phục nhà Hán, chuẩn bị cho cuộc chinh phạt phương Bắc.
Trước khi chết vẫn hừng hực khí thế
Tuy nhiên, ngay trong cuộc Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng đã thất bại, khiến toàn quân nhụt chí, không còn tinh thần chiến đấu. Triệu Vân khi đó đã gần 70 tuổi, sau trận chiến cuối cùng của cuộc đời thì ngày càng xuống sức, bệnh tật yếu ớt không thể hồi phục.
Đến năm 229, Triệu Vân - võ tướng cuối cùng trong nhóm Ngũ Hổ Tướng Thục Hán qua đời tại nhà riêng, trở thành một mất mát lớn của chính quyền Thục Hán. Dù đã liệu trước được sự việc, nhưng khi người truyền tin tới báo tang, Gia Cát Lượng vẫn không khỏi sốc và đau thương, thậm chí còn khóc vang trời.
Không chỉ Gia Cát Lượng mà nhiều người khác cũng không cầm nổi nước mắt. Nguyên nhân bởi, Triệu Vân qua đời đồng nghĩa với việc một thời đại cũng đã kết thúc. Đối diện với tình cảnh Thục Quốc chẳng còn lại mấy nguyên lão Thục Hán năm nào, Gia Cát Lượng càng cảm thấy quặn lòng.
Điều đáng nói, dù thân thể tàn tạ, sức tàn lực kiệt nhưng trước khi chết, Triệu Vân vẫn sắt đá một lòng, hừng hực khí thế phục quốc. Ông luôn lặp đi lặp lại 4 chữ: “Bắc phạt! Bắc phạt!”. Gia Cát Lượng nghe xong cảm thấy xấu hổ và hổ thẹn vô cùng. Đây chính là nỗi niềm của biết bao lão tướng nhà Thục, là mục tiêu mà Triệu Vân dành cả đời để theo đuổi, trước khi chết vẫn còn đau đáu trong lòng. Câu nói của Triệu Vân trước khi chết trở thành cái gai trong lòng Gia Cát Lượng, mỗi lần nghĩ lại ông đều thở dài đau xót.
Trong lịch sử, Gia Cát Lượng Bắc phạt tổng cộng 5 lần nhưng lần nào cũng thất bại. Bản thân ông cũng nhận ra rằng, việc thống nhất Trung Hoa là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ông đã được Tiên Đế ủy thác, cộng thêm nhiều bậc danh tướng nhà Thục Hán kỳ vọng nên chỉ còn cách cống hiến hết mình mà thôi.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận