3 sự kiện chấn động thế kỷ XX tại Việt Nam khiến cả thế giới nể phục

3 sự kiện này đã trở thành kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khiến người dân có thể vỗ ngực tự hào kể với bạn bè khắp năm châu.

Thùy Nguyễn
07:00 22/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thế giới ghi nhận một chân lý nổi tiếng, rằng "kẻ mạnh luôn đúng" nhưng có vẻ điều này không đúng với người dân Việt Nam. Trải qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, đối mặt với biết bao kẻ thù tàn bạo và hùng mạnh, cuối cùng người dân ta vẫn giành chiến thắng.

Đặc biệt, chỉ tính trong thế kỷ XX tại Việt Nam đã có 3 sự kiện lừng lẫy lịch sử, khiến cả thế giới phải ngả mũ nể phục.

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Theo nhiều học giả quân sự, đây là một trong những trận chiến vĩ đại nhất thế kỷ XX. Thậm chí, tạp chí danh tiếng TIME của Mỹ đã 2 lần để Tướng Giáp làm ảnh bìa, bày tỏ sự công nhận và kính phục của toàn thế giới trước vị Đại tướng của nước ta.

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-1

Tướng Giáp là người trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ với phương châm "đánh chắc tiến chắc". Lực lượng của quân ta khi đó vô cùng ít ỏi, chỉ 27 tiểu đoàn, 1 trung đoàn, không hề có xe tăng hay máy bay chiến đấu. Trong khi đó, Pháp huy động lực lượng hùng hậu cùng vũ khí trang bị hiện đại: 12.000 quân, 10 xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo, 100% máy bay yểm trợ, 2/3 máy bay ném bom tại Đông Dương.

Ngay trong đợt 1 (13/3-17/3), quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trận Him Lam chỉ trong vòng 6h ngắn ngủi. Quân Pháp thua trận khiến trung tá Piroth phải tự tử vì "mất hết danh dự".

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-2

Đợt 2 (20/3-26/4) quân ta đánh chiếm các cao điểm phía đông, một phần trung tâm khiến Pháp thất thế. Trong đợt 3 (1/5-7/5), đúng 3h chiều ngày 7/5, các đại đoàn được lệnh mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Tướng Giáp đã khiến quân địch phải thua tâm phục khẩu phục: "Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp với một người tài giỏi như Tướng Giáp", theo tướng De Castries.

Ký kết Hiệp điện Paris 1973

Việc ký kết Hiệp định Paris 1973 đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Nước ta đã giành chiến thắng siêu cường trên bàn đàm phán. Trên bàn Hiệp định, nhà cố vấn Lê Đức Thọ vừa bảo vệ được lợi ích dân tộc vừa không làm mất thể diện nước bạn. Sau này, ông trở thành người Việt đầu tiên được nhận giải Nobel Hòa Bình nhưng đã từ chối khiến cả thế giới kinh ngạc.

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-3

Ngày 13/5/1968, Hội nghị Paris chính thức được khai mạc. Sự kiện này không khác gì trận chiến trên bàn đàm phán vô cùng căng thẳng. Một bên là siêu cường quốc với kho vũ khí hạt nhân đồ sộ, một bên là đất nước nhỏ bé nhưng kiên cường, yêu chuộng hòa bình.

Ngày 21/2/1970, cố vấn Lê Đức Thọ có cuộc gặp mặt đầu tiên với kỳ phùng địch thủ trên bàn đàm phán - Henry Kissinger. Đến ngày 12/10/1972, cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger thỏa thuận một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm.

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-4

Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó, Mỹ gửi tối hậu thư đe dọa Việt Nam, sẽ biến miền Bắc về thời kỳ đồ đá nếu không chịu ký Hiệp định mà Mỹ đề nghị. Sau trận Điện Biên Phủ trên không kéo dài 12 ngày đêm, Mỹ đã thất bại hoàn toàn. Đến ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, đánh dấu sự chiến thắng ngoạn mục của nhân dân Việt Nam trước cường quốc số 1 thế giới lúc bấy giờ.

Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi khiến hàng triệu con tim hân hoan, vui mừng. Khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trở thành sự kiện đáng nhớ nhất trong thế kỷ XX, khiến biết bao thế hệ tự hào, xúc động.

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-5

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đại tướng Văn Tiến Dũng đã chia quân giải phóng thành 5 cánh quân với mục tiêu tiến quân thần tốc. Ngày 26/4/1975, quân ta đánh chiếm loạt căn cứ quân sự gồm Bến Lức, Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất.

Đúng 16h chiều 27/4, quân ta chiếm căn cứ Nước Trong, mở đường vào nội thành Sài Gòn để các lực lượng pháo, xe tăng hỗ trợ. Cuối ngày 28/4, quân đoàn 2 áp sát xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa từ phía Đông còn quân đoàn 4 tấn công theo phía Bắc chiếm được Trảng Bom, mở đường tấn công Biên Hòa.

3-su-kien-chan-dong-the-ky-xx-tai-viet-nam-khien-ca-the-gioi-ne-phuc-6

Sáng 30/4/1975, quân ta thẳng tiến Sài Gòn, xe tăng 390 thuộc Lữ đoàn 203 húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Người dân hân hoan chào đón quân giải phóng. Cũng từ đây, nước ta mở ra một trang sử mới: Đất nước thống nhất, hòa bình, người dân tự do và hạnh phúc.

Xem thêm: Chiến lược đánh du kích khiến lính Mỹ "chùn bước" ngay lần đầu tiên chạm mặt quân giải phóng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận