Tuỳ duyên hết sức tu thập thiện

Việc thiện chưa thiện thì tâm chưa thiện; Tâm chưa thiện thì từ bi chưa xuất; Từ bi chưa hiện thì từ thiện chưa thiện; Tâm không thiện thì hành vi sẽ bất thiện.

Hoài Lương
15:00 12/10/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng ta đừng nghĩ định sẽ sinh được huệ. Nếu không có từ bi, định vẫn không sinh được huệ. Ví như một người ngồi thiền đạt được định vẫn có thể rơi vào không ngơ, vào chấp không, vô ký. Nhưng chỉ cần người ấy quán từ bi, thương yêu chúng sinh thì từ nơi định đó, trí tuệ sẽ xuất hiện.

Tương tự như vậy, trong cuộc sống, khi chúng ta thương yêu mọi người, tự nhiên trí mình sẽ sáng lên. Và chỉ khi nào thật sự thương yêu, chúng ta mới được quyền hiểu về con người. Đây là quy luật, cũng là nhân quả. chỉ khi nào thương yêu ai, chúng ta mới được quyền hiểu về người đó.

giup-nguoi-khac-ma-van-khong-lam-ton-thuong-nguoi-01
Trong cuộc sống, khi chúng ta thương yêu mọi người, tự nhiên trí mình sẽ sáng lên.

Nếu không yêu thương, chúng ta sẽ hay nghĩ sai, hay chê bai những nhược điểm của họ. Chẳng hạn, khi nhìn những Phật tử đến thăm chùa, do có lòng thương yêu, chúng ta sẽ quan tâm đến họ, hiểu những nỗi vất vả khi họ phải vượt một chặng đường khó khăn để đến với chùa. Từ đó, chúng ta sẽ có sự quan tâm đúng mực: lo cơm nước, sắp xếp chỗ nghỉ ngơi…

Bao giờ cũng vậy, khi có sự quan tâm, chúng ta mới hiểu về người khác. Chính tình thương yêu làm cho chúng ta có sự quan tâm và chính sự quan tâm làm cho chúng ta có trí tuệ, hiểu sâu sắc về con người. Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta nói từ bi sinh ra trí tuệ. 

Trong cuốn cặn bã ký ức, bác Hai Như Sanh có kể câu chuyện: Một lần, khi đi trên xe, bác lấy chai dầu gió ra xoa. Thấy người phụ nữ có đứa con nhỏ đang nhìn chăm chăm vào chai dầu, bác biết người ta cũng đang cần nên đưa chai dầu bảo bà ta dùng.

giup-nguoi-khac-ma-van-khong-lam-ton-thuong-nguoi-02
Khi đi làm việc thiện cũng vậy, Phật tử nên kín đáo, biết tôn trọng mọi người, đừng bao giờ giúp người khác được ít gạo, ít áo quần mà đăng báo quảng cáo khắp nơi

Bà mừng quá, vì từ sáng đến giờ trong người cảm thấy ớn lạnh, khó chịu nhưng không có dầu để xoa. Khi bà dùng xong trả lại, bác mở chai dầu xoa thêm một chút rồi đóng nắp lại, tặng luôn cho bà.

Đây là chỗ thể hiện “tám muôn tế hạnh”. Nếu lúc người ta vừa trả lại, bác không lấy mà cho luôn, họ sẽ nghĩ rằng bác thấy người ta nghèo khổ, lam lũ, dơ bẩn nên không muốn lấy lại nữa. Như vậy, bác đã làm cho họ bị tổn thương. Việc cầm lại chai dầu xoa thêm lần nữa trước khi cho chứng tỏ bác cho người ta vì chân tình, vì sự ưu ái, quý mến, vì lòng tốt chứ không phải vì sợ dơ hay sợ lây bệnh. Giúp người khác mà vẫn không làm tổn thương người, đó là cách cư xử khéo léo của một bậc trí tuệ. 

Khi đi làm việc thiện cũng vậy, Phật tử nên kín đáo, biết tôn trọng mọi người, đừng bao giờ giúp người khác được ít gạo, ít áo quần mà đăng báo quảng cáo khắp nơi, vì làm như vậy là chúng ta không tôn trọng người khác và làm mất đi ý nghĩa của việc thiện. Người ta sẽ nghĩ chúng ta giúp đỡ họ là vì danh lợi chứ không vì tình yêu thương. Giúp đỡ người khác phải kín đáo, tế nhị, đó chính là tế hạnh.

Bản chất đích thực của từ bi trong Phật giáo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận