10 đức hạnh của một bậc chân tu

Các bậc chân tu thường thành tựu trong việc tu dưỡng đạo đức, điều phục và chế ngự tâm, an trú tâm vào việc hành trì Pháp bảo, các vị ấy đạt được sự bình yên, hạnh phúc chân như khi tâm dần lìa xa ác pháp... Có như vậy họ mới là bậc thầy trong cõi trần này.

Hoài Lương
11:32 15/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1 - Đức hạnh thứ nhất: "Thích giản dị, không thích sống rườm rà, cầu kỳ". Đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền bạc, không rườm rà, ít muốn biết đủ. Đức hạnh rất phù hợp với người tu sĩ Phật giáo.

2 - Đức hạnh thứ hai: “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”. Đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình. Đức hạnh này rất phù hợp với con đường tu tập giải thoát của Đức Phật

3 - Đức hạnh thứ ba: “Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ”. Đó là lối sống của người thông minh, sáng suốt, minh mẫn, tỉnh giác. Những người có lối sống như vậy là lối sống của người tu sĩ Phật giáo chân chính.

4 - Đức hạnh thứ tư: “Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích”. Đó là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của những bậc chân tu, của những người thoát tục, của những người xuất thế gian.

5 - Đức hạnh thứ năm: “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”. Đó là lối sống khiêm tốn của những bậc Hiền Thánh, người thế gian không thể làm được. Người thế gian hễ làm được những gì thì khoe khoang không hết lời.

thay-ro-10-duc-hanh-cua-mot-bac-chan-tu-1
Tổ sư Minh Đăng Quang vị khai sáng nên Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, một bậc chân tu của đời

6 - Đức hạnh thứ sáu: “Không kết bạn với những người xấu ác”. Người xưa thường nói:“Chọn bạn mà chơi”. Đúng vậy, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chơi với những người bạn xấu ác thì sẽ ảnh hưởng xấu và tai tiếng xấu. Đây là một đức hạnh rất cần thiết cho sự giao tiếp với mọi người, trong cuộc sống chung đụng trong gia đình và xã hội.

7 - Đức hạnh thứ bảy: “Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng”. Đây là đức hạnh của những bậc tu hành chân chính sống nơi rừng núi thanh vắng. Bởi tu hành nơi rừng núi thanh vắng thì mới xả tâm ly dục ly ác pháp trọn vẹn.

8- Đức hạnh thứ tám: Có tâm tôn kính Đức Phật vô biên tuyệt đối, tin sâu luật nhân quả, giữ giới nghiêm ngặt, thực hành sống theo Bát Chánh Đạo.

9 - Đức hạnh thứ chín: Luôn sống vị tha bao dung,nhẫn nhịn, nhường nhịn, có tâm từ bi vô hạn, sẵn sàng cứu giúp muôn người, muôn vật, suốt đời tu hành cống hiến vì đạp pháp, vì chúng sinh.

10- Đức hạnh thứ mười:Siêng năng, tinh tấn tu hành, đặc biệt là tu thiền định để diệt trừ tham, sân , si... diệt trừ bản ngã ( Diệt trừ cái tôi) để tiến dần về vô ngã, đạt đỉnh cao tuyệt đối là tâm Vô Ngã, là giác ngộ giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

thay-ro-10-duc-hanh-cua-mot-bac-chan-tu-2
Tổ sư Minh Đăng Quang thường dạy: "Siêng năng, tinh tấn tu hành, đặc biệt là tu thiền định để diệt trừ tham, sân , si... diệt trừ bản ngã"

Các bậc chân tu thành tựu trong việc tu dưỡng đạo đức, điều phục và chế ngự tâm, an trú tâm vào việc hành trì Pháp bảo, các vị ấy đạt được sự bình yên, hạnh phúc chân như khi tâm dần lìa xa ác pháp, trở nên mạnh mẽ, kiên cố, bất lay động trước những tác động của các pháp hữu vi.

Các Ngài có thể khai mở được những sức mạnh to lớn của tâm thức, làm được những điều phi phàm,thực hiện được những việc khó ai có thể làm được đó là đoạn diệt tham lam, sân hận và si mê nơi tâm, thoát ly cấu nhiễm dục trần và an trú trong hạnh phúc cao thượng của sự giải thoát khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi.

Giác Minh Hân

Cách phân biệt người chính, kẻ tà theo lời Phật dạy

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận