Buông tâm đố kỵ để sống đời an lạc
Đức Phật từng giảng rằng, buông tâm đố kỵ rèn tâm tùy hỷ là cách tốt nhất để tích phúc báo, hưởng đời an lạc.
Tâm đố kỵ làm tiêu tan công đức
Nếu nói về các tâm rác trong tâm ta, thì có rất nhiều. Tuy bình thường chúng không hiển hiện, nhưng gặp tình huống thực tế va chạm thì ta thấy chúng nổi lên, mà không biết từ đâu mà ra.
Trong các tâm đó,thì tâm ganh tỵ, đố kỵ cũng là một trong những tâm rác. Tâm đố kị là một tâm xấu mà hình như con người chúng ta ai cũng có. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ thì khác nhau ở mỗi người. Mà nếu ta không biết cách kiểm soát hay chuyển hóa. Thì chúng sẽ phá hủy làm tiêu tan công đức ta rất lớn.
Tâm đố kỵ những Bậc tu chân chính thì có thể chuyển hóa hoàn toàn chúng. Còn một số phàm phu, nếu không biết tự chuyển hóa thì qua thời gian có thể nó sẽ lớn mạnh và ngự trị trong tâm hồn họ.
Đố kỵ chính là tâm ghen ghét, ganh, lòng không vui, khi thấy người khác đạt những sự thành tựu cao hơn mình.
Thường thì tâm đố kỵ xuất hiện, khi ta được đặt trong sự so sánh với một đối tượng khác, một người khác, một ai đó,… mà họ hơn ta về mặt gì đó, khi người đó được tán dương, khen ngợi, được tặng thưởng.
Ngay lúc đó, ta thì không được như vậy. Thức phân biệt, chúng nhận ra là ta đang bị thua thiệt, ngay đó, vì có tâm chấp ta, chấp ngã. Nên ta cảm giác khó chịu, tâm mất đi sự hoan hỷ. Và tâm ganh tị nổi lên.
Tâm đố kỵ là tâm xấu chúng ta phải thương yêu mọi người chân thành và lúc nào cũng mong mọi người hơn mình. Đó là yếu chỉ để diệt trừ tâm đố kỵ. Cụ thể:
Trong phạm vi gần
- Đối với những huynh đệ cùng lớp, cùng trường và nhất là cùng trình độ với nhau, lúc nào bản thân mỗi người cũng cần chân thành cầu mong huynh đệ hơn mình. Nếu lỡ học kém, bản thân cũng phải cầu mong cho huynh đệ mãi mãi hơn mình. Như thế, bản thân sẽ có phước và dần dần sẽ học giỏi hơn. Nếu lúc nào cũng muốn hơn người, cá nhân sẽ ngày càng kém sút.
- Khi thấy huynh đệ được nhiều người mến (đắc nhân tâm), bản thân đừng phủ nhận mà phải tìm thấy ưu điểm nào đã khiến họ được như vậy? Có thể họ có phước gì đó trong quá khứ và ưu điểm gì đó trong hiện tại. Tìm những ưu điểm của bạn để chúng ta học hỏi, tuyệt đối không được chê bai, dè bĩu.
- Khi thấy huynh đệ được nhiều người mến (đắc nhân tâm), bản thân đừng phủ nhận mà phải tìm thấy ưu điểm nào đã khiến họ được như vậy? Có thể họ có phước gì đó trong quá khứ và ưu điểm gì đó trong hiện tại. Tìm những ưu điểm của bạn để chúng ta học hỏi, tuyệt đối không được chê bai, dè bĩu.
- Trường hợp huynh đệ mình có uy tín, được người lớn giao nhiệm vụ, bản thân phải tận tình phụ giúp để huynh đệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cá nhân mỗi người đừng vì ganh ghét mà lén lút phá đám.
Thấy huynh đệ mình tu tiến, ngồi thiền được lâu, thuyết giảng hay…, mỗi người phải hoan hỷ và thật lòng kính trọng. Vì người có trí tuệ, định lực tăng tiến cũng chính là thầy mình.
- Đối với những huynh đệ kém hơn, cá nhân mỗi người phải tận tình chỉ dạy, không giấu giếm để huynh đệ vượt lên. Thâm tâm mỗi người phải lúc nào cũng mong cho huynh đệ tốt hơn mình, luôn tận tình chỉ dạy cho huynh đệ mình tiến lên.
+ Ở phạm vi xa:
(Lúc trưởng thành làm việc lớn - đây là lúc tâm đố kỵ dễ có điều kiện khởi phát nhất. Vì lúc này, mối quan hệ của mỗi người rộng rãi hơn, quyền lợi cũng nhiều hơn. Bởi vậy, bản thân càng đề phòng tâm đố kỵ cẩn thận hơn.)
- Phật dạy tâm đố kỵ rất xấu nên khi nghe có giảng sư nào thuyết pháp hay, được nhiều người hâm mộ, mỗi người phải chân thành tìm thấy ưu điểm của vị đó để tán thán, học hỏi.
Có khi, giữa bản thân và người ấy không đồng quan điểm, nhưng nếu họ được nhiều người hâm mộ, khen ngợi, tán thán, mỗi người cũng phải tìm hiểu nguyên nhân và chân thành học hỏi.
Trước những ưu điểm của người, chúng ta phải đảnh lễ, kính trọng. Có như vậy, tâm đố kỵ mới bị tiêu trừ và bản thân mỗi người mới có thể tiến bộ.
- Đối với những vị tu có kết quả tâm linh, mỗi người phải chân thành kính trọng. Vì đó chính là những vị Thánh của cuộc đời, là chỗ dựa cho chúng sinh. Làm một giảng sư hay không bằng những người đắc định, ngộ đạo thật sự trong tâm. Họ mới thật sự là chỗ dựa của chúng sinh.
Có thể người đó nhỏ tuổi hơn chúng ta, tu sau mỗi người, nhưng nếu họ đạt được kết quả tâm linh thì tận trong thâm tâm, chúng ta phải xem họ là thầy mình và thật lòng kính trọng, không được khởi tâm đố kỵ. Nếu gửi đến các bậc Thánh lòng kính trọng, sau này cá nhân cũng sẽ đạt được nhiều điều tốt lành.
Mặt khác, mỗi người phải giới thiệu những vị có Tài Đức cho nhiều người biết để cùng học hỏi. Như vậy, khi chân thành ca ngợi cái hay của người khác, bản thân sẽ góp phần làm cho thế giới này đoàn kết hơn.
- Đối với những người có chức vụ cao hơn mình, bản thân mỗi người cần cố gắng hỗ trợ để giúp họ làm tròn trách nhiệm.
Tận trong thâm tâm, mỗi người không mong cầu tín đồ, tiền bạc, địa vị, danh tiếng… vì tất cả chỉ là hư ảo. Vì không mong cầu nên chúng ta không có cảm giác bị đụng chạm quyền lợi với ai và không nảy sinh lòng đố kỵ khi thấy người khác hơn mình.
10 điều giải trừ lòng tâm đố kỵ để cuộc sống yên bình
1. Lúc vui dễ bị lỡ lời
Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là trong lúc vui mừng. Kỳ thực tâm thái lúc đó là thiện, là tốt, muốn thổ lộ, chia sẻ hết ra những gì muốn nói ở trong lòng. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được.
2. Lúc tức giận dễ bị thất lễ
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như tức giận với người nhà, bạn bè, mọi người khác thì không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Thời điểm tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra.
3. Lúc bị kinh động dễ đánh mất trạng thái
Con người khi bị kinh động bởi một việc nào đó thì dễ dàng đánh mất trạng thái của bản thân. Muốn luôn luôn giữ được trạng thái dáng vẻ của mình, phải luôn luôn bảo trì được tâm bình an.
Người xưa nói, không quan tâm hơn thua, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà sắc mặt không đổi, tư tưởng, nhân tâm bất động…Đây đều là muốn nói cho mọi người biết rằng phải tu dưỡng một tâm ổn định, bình thản, hờ hững đối mặt với những vinh nhục, những biến cố trong cuộc đời.
4. Lúc buồn đau dễ bị mất nhan sắc, tinh thần
Nhan ở đây không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn chỉ trạng thái tinh thần. Cho nên, khi đối mặt với đủ loại buồn đau trong cuộc đời cần tiết chế, suy nghĩ tích cực hướng về phía trước, đừng để tinh thần suy sụp không vực dậy được.
Trung y cho rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe. Biểu hiện là sắc mặt thảm đạm, thê lương, thần khí không đủ, làm suy giảm nội tạng của bản thân.
5. Lúc mừng rỡ dễ dàng bị sơ xuất trong việc giám sát
Lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ xuất trong việc không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Từ đó dẫn đến đánh giá sai lầm.
Có câu nói: “Đắc ý quên hình”. Con người vào lúc quá đắc ý, quá mừng rỡ sẽ khó tránh khỏi có cái nhìn sơ xuất mà đánh mất nhiều thứ.
6. Sợ quá dễ bị mất khí tiết
Khi bị quá sợ hãi, bị sợ hãi trấn áp nội tâm của bản thân thì sẽ dễ đánh mất nguyên tắc và lập trường của bản thân mình. Từ đó mà không thể tìm ra được lựa chọn chính xác và không cách nào giải quyết được vấn đề.
7. Chất chứa nhiều thì ắt sẽ mất mát nhiều
Người chất chứa quá nhiều dục vọng danh lợi thì nhất định sẽ phải lao tâm lao lực, hao tổn tinh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Người tham lợi lộc nhất định sẽ yêu thích vật phẩm quý giá, nhưng khi chất chứa càng nhiều những vật phẩm quý giá thì lại khiến cho người oán giận, đố kỵ càng nhiều lên, kết quả sẽ khiến bản thân bị tai họa bất ngờ.
8. Say mê quá dễ bị mất đức
Điều này xảy ra ở cả lời nói và hành vi. Nếu một người quá say mê điều gì đó, thì lời nói của họ sẽ có phần dối trá, xiên xẹo, hành vi sẽ thường khác người và đi quá giới hạn, gây ra những việc mất đức.
9. “Nói khoác” quá dễ đánh mất lòng tin
Người xưa có câu: “Đừng dễ dàng đem lời nói ra miệng!” Bởi vì họ quan niệm rằng, một khi lời đã nói ra khỏi miệng rồi mà không làm được thì là một việc rất đáng xấu hổ. Một người mà tùy tiện hứa hẹn, tùy tiện nhận lời nhưng khả năng lại không thể hoàn thành được thì sẽ đánh mất lòng tin ở người khác.
10. Dục vọng nhiều quá dễ bị mất mạng
Lão Tử nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải khó được khiến người bị tai hại.” Điều này nói cho chúng ta biết rằng, quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí vì vậy mà bị mất mạng.
Biển chứa trăm sông, có dung nạp nên thành to lớn, không muốn lại được. Một người khi khống chế được dục vọng (sự thèm muốn, ham muốn) của bản thân thì trí tuệ được khai sáng và mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Phật dạy dù làm việc lớn việc nhỏ gì cũng phải giữ vững thiện căn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận