Phước làm nên phẩm giá của con người ở kiếp này
Giá trị của con người nằm ở chỗ có phước hay không có phước. Người nhiều phước được kính trọng. Người ít phước, ít kính trọng. Người thiếu phước bị khinh bỉ.
Vì sao người đó lại được kính trọng thương mến? Thứ nhất vì người đó giàu, thứ hai vì người này có quyền chức. Thứ ba người đó có trí thức cao. Thứ tư là những người Thầy, họ vừa có chuyên môn giỏi, vừa có đạo đức như Thầy Tu, thầy giáo, thầy thuốc…
Tại sao một người giàu có, tại sao người có quyền chức, tại sao người có trí tuệ kiến thức, bằng cấp, tại sao người đó có đạo đức để làm thầy lại được người ta kính trọng? Vì những người đó có chung một điểm là cùng có phước.
Nên những người có phước khi đến đâu họ hiện ra tràn đầy giá trị trước mặt mọi người. Còn người mà không có giá trị là sao? Tự nhiên ít ai trọng vọng, tự nhiên ít ai quan tâm là phước ta bình thường.Thậm chí ta xuất hiện ở đâu mọi người xa lánh, ghẻ lạnh, nghĩa là ta hết sức kém phước.
Cũng là con người với nhau mà một người có mặt được người khác yêu mến trọng vọng, còn người kia có mặt bị người ta ghẻ lạnh, xa lánh. Lòng ta đau đớn vô cùng, đạo đức ta, lương tâm ta không muốn điều đó xảy ra giữa loài người. Ta muốn con người gặp nhau là chan hòa tình yêu thương, không có sự sai biệt lắm. Ví dụ có những người được trọng vọng điều đó là tốt, nhưng đừng có những người bị hắt hủi.
Niềm mơ ước của ta sống giữa cuộc đời như vậy, con người yêu thương tử tế với nhau, tương đối bình đẳng với nhau. Đó, đạo đức của chúng ta là như vậy, niềm mơ ước của chúng ta là như vậy, nhưng ta bó tay vì sao? Vì phước bí mật điều khiển những điều đó.
Phước làm cho người này được tôn trọng, nhân quả làm cho người kia bị hắt hủi… Cho nên dù ta rất thương con người mà ta không thể làm gì khác được vì nhân quả âm thầm chi phối bí mật. Chỉ những người có đạo lực mới thắng được nhân quả đó để yêu thương được tất cả chúng sinh, còn đa phần ta theo nhân quả điều khiển hết.
Cho nên sống trên đời này, để ta có phẩm giá của một con người chính là do phước. Đã là con người buộc phải có phước để bỏ túi, và cái phước đó giữ gìn giá trị cho ta để ta sống hiên ngang giữa cuộc đời này. Mà có phước càng nhiều, ta càng có cơ hội để gây được ảnh hưởng qua người khác nghĩa là sao? Khi ta có phước ta mới nói được người khác, ta mới đem đạo lý khuyên bảo người khác được.
Còn nếu ta không có phước, mới mở miệng người ta không cho nói nữa.VD ai ngồi đây chắc chắn đều biết Phật Pháp hết, thậm chí có người rất giỏi, nhưng chẳn hạn bây giờ Thầy bước xuống mời người đó lên giảng, mọi người có chịu không? Không, tại sao? do duyên phước chi phối.
Như duyên phước của ngày hôm nay Thầy là người giảng, chứ không phải của người khác, họ lên giảng không được, nhân quả sắp xếp như vậy rồi, bây giờ Thầy muốn nhường mà nhường không được…
Cho nên cái phước làm cho ta có giá trị, và khi ta có giá trị giữa đời, thì ta mới đem điều hay điều đẹp đến cho đời được.Vì vậy để sống trên đời, để có giá trị cho chính mình, mà cũng để có thể chia sẻ những điều tốt đẹp với người khác, thì mỗi chúng ta phải làm thật nhiều phước.
Gieo trồng phước đức để làm lợi lạc cho mình trọng hiện tại và mai sau
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận