Phật dạy: Nói lời tục tĩu kiếp sau dễ bị đọa làm thú

Trong đời sống hằng ngày chúng ta dễ bắt gặp những lời nói thô tục, khi ai đó chửi nhau hay đôi khi quen miệng nói chơi, họ buông những lời lẽ, những ngôn từ xúc phạm các bậc phụ huynh, những người đáng kính tới những từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục con người hay những hành động dục lạc thấp hèn dơ bẩn mà họ cho đó là hay, là vui, là tự hào.

Hoài Lương
14:12 21/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nói tục đọa làm thú sau khi chết

Nhưng có loại người mà ta buộc phải có thái độ phân biệt đối xử, đó là kẻ nói năng tục tĩu. Ở đâu ra các ngôn từ bậy bạ như vậy? Mà các ngôn từ tục tĩu đó lây lan mạnh như virus, ai nói được rồi có khoái cảm nói hoài.

Hầu hết các ngôn từ tục tĩu đều liên quan vấn đề tình dục, các bộ phận cần phải che giấu, các hành vi tình dục lệch lạc... Các nước trên thế giới đều bị tình trạng có số người nói tục tĩu liên quan về tình dục giống nhau, chứng tỏ khuynh hướng nói tục tĩu nằm trong bản chất của con người chứ không phải thuộc về văn hóa vùng miền riêng biệt. Mà lời nói tục đều liên quan đến tình dục. Lời nói tục cũng bộc phát khi người ta cần chứng tỏ mình là ngang tàng không kiêng nể tôn trọng ai.

215578349_2954554374789256_2204291408155739949_n
Lời nói tục cũng bộc phát khi người ta cần chứng tỏ mình là ngang tàng không kiêng nể tôn trọng ai.

Hai yếu tố đó cộng lại, tình dục và hung hăng, làm thành ngôn ngữ tục tĩu.

Thực tế con người vẫn sai biệt nhau về nhiều thứ: tài sản, trí tuệ, sức khỏe, kỹ năng, đạo đức, nhan sắc... Lý trí, luật pháp và đạo đức yêu cầu con người cư xử bình đẳng. Ai kiềm chế được bản năng để đối xử bình đẳng với mọi người, đó là bậc hiền triết. Ai không kiềm chế được, thay đổi thái độ theo sự sai biệt của từng người, thì đó là người tầm thường. 

Ta biết, càng nghiêng về bản chất của loài thú thì tình dục càng buông thả. Buông thả vượt giới hạn thì bị luật pháp kết tội. Ngược lại, càng nghiêng về phẩm chất của Thánh thì tình dục càng bị diệt trừ. Diệt trừ đến sạch sẽ thì trở thành vị Thánh hoàn hảo. 

Thứ hai, càng nghiêng về bản chất thú thì sự hung bạo bất kính càng lớn dần. Còn đi về phía Thánh triết thì người ta khiêm cung tôn trọng.

Lời nói tục tĩu đều có đủ hai tính chất của khuynh hướng thú vật, nên người nói tục tĩu dễ đọa làm thú sau khi chết.

Nhưng bây giờ ta khuyên can họ đừng nói tục nữa thì vấp ngay thái độ hung hăng côn đồ của họ. Sự hung hăng ngang tàng đem cho người ta chút khoái cảm, nhưng chặn đứng mọi con đường đến sự tốt đẹp văn minh.

Lời nói tục tĩu bôi đen vẽ xấu lên bức tranh văn hóa của dân tộc ta, làm hạ thấp danh dự của đất nước ta, làm xúc phạm đến bao nhiêu con người trong cộng đồng. Và tự đặt mình xuống đẳng cấp của loài thú.

Dù rất muốn cư xử bình đẳng, ta cũng buộc phải xem hạng người nói tục tĩu chỉ là hạng hạ cấp ở đâu mới đầu thai làm người, và sẽ trở về nơi xuất phát.

Có lẽ ta cần rất nhiều bài dọn rác nói tục trên Facebook và trong cuộc sống. Nói tục tĩu là một loại rác cần phải được dọn sạch khỏi đường phố, khỏi xã hội, khỏi internet, cần được đem đi đốt cho hết.

Rác thải khéo phân loại sẽ vô cùng có ích. Rác nói tục tĩu này không biết dùng chỗ nào, đành xin trả về thế giới mà từ đó họ đầu thai đến đây.

phat-day-noi-loi-tuc-tiu-kiep-sau-de-bi-doa-lam-thu-01
Nói tục tĩu là một loại rác cần phải được dọn sạch khỏi đường phố, khỏi xã hội, khỏi internet, cần được đem đi đốt cho hết.

Phật dạy quả báo của việc nói tục

Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân đều lấy tiêu chí quan trọng này để đánh giá một con người, trong mắt những bậc thánh, những con người cao quý, có đạo đức họ xem những kẻ buông được từ miệng ra những lời lẽ tục tĩu dơ bẩn thấp hèn đó như rác rưởi và đối với chúng ta, những người biết đạo cũng đánh giá được những người nói được những lời như vậy cũng đủ hiểu bản thân họ thấp hèn như thế nào rồi. 

Vậy mà có người vẫn cứ cho rằng vậy là hay, là ghê gớm, là ta đây, ho cứ ảo tưởng cho rằng cuộc đời phải có thô tục mới vui nhưng thực ra có hay không ? có vui không ? hay chỉ khơi ra sự dơ bẩn, thấp hèn của bản thân mình cho thiên hạ biết giống như “Vạch áo cho người xem lưng” vạch sự dơ bẩn hèn kém của mình cho thiên hạ xem mà cư ảo tưởng, thật là đáng thương.

Nói tục giống như một căn bệnh rất dễ lây lan, thói xấu rất dễ học nên rất nguy hiểm, ta biết rằng khi nói tục, ta nói những lời lẽ dơ bẩn, hèn kém đó sẽ hạ thấp nhân cách, nhân phảm con người ta nhưng cái tồi tệ ở đây là nó dễ ô nhiễm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, một đứa trẻ khi đang tuổi phát triển( đặc biệt khoảng dưới 20 tuổi) mà bị ô nhiễm bởi thói xấu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và cả cuộc đời của chúng, nói tục, nói những lời lẽ như vậy phước đức tiêu tan, những đứa trẻ có tương lai sáng sủa, nhân cách đàng hoàng bị nhiễm cái thói này quả báo sẽ ngu muội, tương lai sẽ mịt mờ, suy đồi nhân cách, thực sự rất nguy hiểm. 

Khi chúng ta buông một lời tục tĩu ra thì lời nói chúng ta sẽ mất dần trọng lượng, những người nói lời hay ý đẹp, kính ngữ mọi người động viên khích lệ những người có chí hướng làm thiện, làm việc có ích, thành thật khuyên bảo chỉ lối và khuyên can những người làm điều bất thiện, điều có hại mọi người thì lời nói sẽ rất có trọng lượng, lời nói của họ khi nói ra sẽ được mọi người kính trọng còn những kẻ ngu muội thô tục, ích kỷ nói lời lẽ hại người, lừa gạt, chê bai chửi bới, moi móc người khác, những kẻ hay chỉ trích ví dụ như thấy ai đó làm tốt, làm việc có ích thì chê bai còn làm ác, điều hại thì khích lệ, những người như vậy lời nói của họ sẽ kém trọng lượng, lời nói của họ bị mọi người khinh miệt, coi thường, những người như vậy ta cũng biết cuộc đời họ thế nào rồi, chỉ tàn tàn, thấp kém làm việc gì cũng thất bại, sống tầm thường, bị mọi người khinh khi coi thường. 

Đó chính là luật nhân quả, những người có “ác khẩu” không lo tu tập sẽ bị đọa địa ngục đâm họng, cắt lưỡi, treo lưỡi, thọc tiết cổ họng.

Ví dụ như ta chửi ai đó là chó, chửi ai đó ngu, chê ai đó xấu chẳng hạn thì quả báo là gì?

phat-day-noi-loi-tuc-tiu-kiep-sau-de-bi-doa-lam-thu-02
Phật dạy: Những người có “ác khẩu” không lo tu tập sẽ bị đọa địa ngục đâm họng, cắt lưỡi, treo lưỡi, thọc tiết cổ họng.

Ta chửi người khác ngu thì ta sẽ bị ngu, nhưng không ngu liền mà ngu từ từ ngu dần dần cũng giống như tăng chiều cao hằng ngày rất ít nên chúng ta cao lên hằng ngày mà không biết cũng giống như chê người ta ngu, chửi người ta xấu thì ta cũng ngu lần lần, xấu từ từ mà chúng ta không hay biết và khi đầu thai kiếp sau cái phước đẹp, phước thông minh của ta bị giảm sút nên kiếp sau ta sẽ kém thông minh, ít đẹp hơn và còn bị người khác chửi, chê bai lại nữa. Đó là luật nhân quả.

Trong luật nhân quả, khi ta trả thường nặng hơn vay, cũng như ta đánh một người một cái thì không chắc ta sẽ nhận lại một đấm đâu, có thể nhiều hơn hoặc một hay nhiều cú đá, cái này nói cho vui, nhân quả công bằng có vay có trả nhưng có lãi, ta làm thiện nhỏ ta thường nhận phước lơn hơn, làm ác nhỏ coi chừng quả báo đến không nhỏ đâu.

Có người hỏi rằng , tại sao có người làm ác không gặp quả báo liền, tôi làm thiện hoài sao không giàu.Tôi xin thưa rằng, nếu làm ác nhận quả báo liền, làm thiện giàu liền thì không ai dám làm ác nữa, vậy làm sao biết được ai là người có đạo đức thực sự? Khi ta làm ác nó tích lũy đến khi chín mùi trả quả đau thương, còn khi ta làm thiện, ta tích lũy phước từng ngày, từng ngày, nhiều năm nhiều tháng khi quả đến rất viên mản, giàu có, đẹp đẽ, mọi người tôn kính, quý mến, làm to chức trọng,..vv. Đó là luật nhân quả.

Nên ngay từ bây giờ ta phải dừng ngay những việc làm bất thiện như nói tục, nói lời bất chính gây hại, không ích kỷ nhỏ nhen, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, từ bỏ mọi việc ác, không sân hận thù hằn ai hay thù dai ai, mê muội, chơi game, ma túy, hút thuốc… những việc này làm ta tổn phước, khi ta hưởng thụ cũng là đang tổn phước, mà hãy sống yêu thương mọi người, tôn trọng mọi người, luôn đồng cảm với những người bất hạnh thua thiệt mình chứ không nên coi thường họ, hãy thương yêu, quan tâm những người bên ta như cha mẹ, anh chị bạn bè, thầy cô cũng là tạo phước rồi, ra đường thấy cộng rác ta nhặt lên, thấy người nghèo khổ ta giúp đỡ, đừng nạnh hẹ, ta biết nhường nhịn, mở lòng từ bi, phóng sanh, cứu mạng không nên sát hại hay ăn hiếp những con vật như kiến, chó,... làm như vậy phước đức cũng rất lớn và hãy cho mọi người cùng hiểu về luật nhân quả là có phước rất lớn, chia sẻ Phật pháp để nhiều người được hiểu, từ bỏ cái ác rời xa tăm tối, để họ biết nhân quả lo mà làm việc thiện tạo phước để mọi người sống tốt hơn là một công đức vô cùng lớn. Ta hiểu nhân quả, ta biết Phật pháp ta sống tốt thì mong sao nhiều người cũng hiểu được như ta mà sống phải.

Phật dạy khẩu nghiệp là nghiệp nặng nề nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận