Phật dạy người phước nhiều thì đời sống tốt đẹp

Dấu hiệu nhận biết thì có rất nhiều, điều này có thể thấy nơi cách họ làm với cộng đồng, với người khác. Một người nào cứ kiên trì sống tốt, nhẫn nại tạo phúc, huân tập đạo đức vài năm rồi thì sẽ thấy cuộc sống mình nó thoải mái hơn, mọi việc hanh thông hơn. Ngược lại, người nào quyết liệt làm ác, sống tệ bạc, không giữ giới hạnh thì bắt đầu xui rủi kéo tới.

Hoài Lương
08:28 31/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phước là gì?

Phước là niềm an vui khi bản thân mình tạo ra một việc thiện nào đó mà trước khi, trong khi và sau khi làm tâm mình phát sanh lòng hoan hỷ mát mẻ. Trái lại với tu phước là tội là một hành động bất thiện cho quả khổ đau trước khi, trong khi và sau khi làm xong mang lại bất an và phiền não.

Cung kính hầu hạ những người lớn tuổi ở trong nhà là tu phước, thương yêu giúp đỡ nhưng người nhỏ tuổi cũng là tu phước. Đến chùa lạy Phật là tu phước, giúp đỡ mọi người, quét dọn chùa tháp cũng là tu phước.

Phật dạy phước là chỉ cho sự giàu sang, sống thọ, con cháu đùm đề và thân thể khỏe mạnh của người thế gian. Hàn phi Tử nói : “Sống thọ, giàu sang được gọi là phước mà người đời ai cũng muốn có, ai cũng muốn năm phước vào nhà” ( ngũ phước lâm môn ). Vậy ngũ phước là gì?

  • Sống thọ
  • Giàu sang
  • Khỏe mạnh và yên ổn
  • Đức độ được con cháu hiếu thuận
  • Sống đến cuối đời và ra đi nhẹ nhàng.

Nhưng đây chỉ là Tục phước của người đời, nó có giới hạn và vô thường, không bằng Hồng phước của cỏi trời, mà Hồng phước của cỏi trời lại không bằng Thanh phước vô ngã của hàng nhị thừa, Thanh phước của hàng nhị thừa thì lại không bằng phước Vô tướng của Bồ Tát, bởi vì Bồ Tát bố thí vô tướng, trong không thấy người bố thí, ngoài không thấy vật bố thí và cũng không thấy người nhận vật bố thí cho nên gọi là “tam luận thể không”.

phat-day-nguoi-phuoc-nhieu-thi-doi-song-tot-dep-01
Người không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành thì chắc chắn được cát tường như ý, tiêu trừ tai nạn.

Vì vậy phước của vị đó đạt được là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn không bằng phước thật tướng của chư Phật. bởi vì chư Phật đã tu phước, tu huệ, trăm ngàn kiếp đã trồng các tướng hảo, đến khi đầy đủ phước đức trí tuệ, viên mãn bồ đề., đạt vô sở đắc, nên phước báo mà chư Phật đạt được là rất lớn, không thể nghĩ bàn. Không luận là tục phước của thế gian, Hồng phước của cõi trời, Thanh phước của hàng Thanh văn, phước vô tướng của Bồ tát, phước thật tướng của chư Phật đều phải dựa vào sự vun trồng của bản thân, mình làm mình nhận, chẳng phải người khác cho, cũng chẳng phải trời ban bố. Vì thế Phật dạy nếu như một người thật lòng bố thí thì chắc chắn sẽ được giàu sang, phú quý. Người từ tâm không sát hại sẽ được khỏe mạnh, trường thọ. Người không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành thì chắc chắn được cát tường như ý, tiêu trừ tai nạn. người nào có thể bố thí vô tướng, rộng tu phước tuệ thì nhất định sẽ thành Phật. 

Cho nên nói “Họa phước không có cửa, chỉ do mình tạo, người không có phước cần phải vun trồng phước, phải tu phước thì mới có đời sống tốt đẹp” chúng ta cần phải tích phước, vun bồi phước và phải cầu nhiều phước. 

Dấu hiệu nhận biết có phước

Người nào mà cứ kiên trì sống tốt, nhẫn nại tạo phúc, huân tập đạo đức vài năm rồi thì tự nhiên sẽ thấy cuộc sống mình nó thoải mái hơn, mọi việc nó hanh thông hơn, cái gì cũng được sắp xếp ổn thỏa không cần mình quá nhọc công toan tính nữa và nhất là tình cảm của mọi người dành cho mình ngày càng nhiều, tâm thì sáng hơn hiểu biết nhiều hơn. 

Ngược lại, người nào quyết liệt làm ác, sống tệ bạc, không giữ giới hạnh thì bắt đầu xui rủi kéo tới, xui kỳ cục, va tới vấp lui, đụng gì cũng bể đổ, làm gì cũng không thành, tính gì cũng trật nấy, rất bức bách trong cuộc sống và tâm không yên và dần dần cô độc, bất tài. 

Có những dấu hiệu khó thấy, khó hiểu là sao? Người có phúc lớn lên rồi thì tự nhiên có duyên phước gặp được những người có tâm có đức đến hỗ trợ và giúp mình vượt lên thân phận tầm thường mà trước đây không có. Tự nhiên khuôn mặt mình nó khác rất nhiều so với vài năm trước. Tự nhiên cảnh vật, mọi người quanh mình tốt dần tốt dần lên mà mình không ngờ. Và đặc biệt là, cái phước Như Ý Túc bắt đầu hiện diện rõ ràng hơn. 

phat-day-nguoi-phuoc-nhieu-thi-doi-song-tot-dep-02
Đức Phật luôn dạy đệ tử phải giữ phước trong con đường tu tập của bản thân

Như Ý Túc có nghĩa là muốn gì được nấy. Ngày trước còn khó khăn, muốn mua một bộ đồ phải vắt óc, nhịn ăn mới mua được. Ngày nay, muốn mua là thoải mái mua. Ngày trước, tâm cứ mong cầu khát khao được này được kia nhưng thấy rất xa xôi và đều thất bại. Bây giờ, tâm rất nhẹ nhàng nghĩ thoáng thoáng về mục đích nào đó ( nghĩ vừa với cái phước của mình ) thì tự nhiên điều đó thành tựu. Như mình muốn có xe thì tự nhiên có duyên phước có xe mới, mình muốn có smartphone mới để làm việc dù lúc đó không đủ tiền nhưng duyên phước sắp xếp mình vẫn có một chiếc smartphone đúng ý mình. Mình muốn có thêm cơ hội tạo phúc thì cơ hội mở ra sờ sờ trước mắt. 

Một trong các dấu hiệu của phước là đúng ý mình.

Người phước nhiều thì nhiều việc đúng ý mình, giống với mình nghĩ. Người phước ít thì nghĩ một đằng mà thực tế là một nẻo. Muốn điều này nhưng thật ra chỉ được điều kia. Chư Thiên ở các cõi trời càng cao chừng nào thì phước Như Ý Túc càng lớn chừng đó. Do các vị từ lúc ở thế gian là người rất rộng rãi, bao dung và dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng sinh nhưng là nhu cầu chân chính nhé, thích hành thiện tích đức không chối bỏ bất kỳ việc thiện nào. Ham thích phụng sự, ham thích bố thí, ham thích cúng dường. 

Có một cách để đo cái phước của mình nữa. Là mình thử nghĩ về mục đích hay nguyện vọng của mình ở tương lai. Nếu tâm mình yên ắng, an ổn, thản nhiên thì điều đó có thể thành sự thật. Còn nếu tâm mình phấn khích, rối loạn, mù mờ hay mình tự trấn an bản thân về mục tiêu thì chưa đủ phước để thành tựu. Như có người sau một thời gian dài tận tụy cống hiến cho doanh nghiệp tự nhiên xuất hiện cảm giác hình như mình sắp lên chức, người ấy ráng chối bỏ cái ý nghĩ đó đi vì sợ là kiêu mạn nhưng nó cứ nhẹ nhàng hiện ra trong tâm như thật và chẳng bao lâu người ấy lên chức thật. Có người thì lười tạo phúc, lười làm việc nhưng cứ hoang tưởng nghĩ đến một ngày mình sẽ làm đại gia, càng nghĩ thì càng điên loạn, càng nghĩ thì càng thất bại vì trong cái hoang tưởng đó có cái kiêu mạn nữa.

Phật dạy: Phước thiện bố thí luôn có ưu thế hơn người không bố thí

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận