Phật dạy: Cần khiêm hạ để diệt trừ kiêu mạn

Kiêu mạn chỉ là một ý niệm không có thực thể, nhưng chi phối được tâm hồn nhân cách của con người. Đó chỉ là một ý niệm tự cho mình hơn người. Khi quán thân tâm này không thật, chúng ta không đánh thẳng vào ý niệm tự cho mình hơn người đó.

Hoài Lương
06:00 02/10/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuy thấy tâm hồn có nhẹ nhàng hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa gỡ ra được ý niệm tự kiêu. Do đó, chúng ta phải khôn ngoan đi qua con đường tu tập khiêm hạ để diệt trừ ý niệm kiêu mạn thầm kín đó trước khi đi sâu vào quán vô ngã.

phat-day-can-khiem-ha-de-diet-tru-kieu-man-01
Tu tập khiêm hạ để thấy mình tầm thường nhỏ bé như cát bụi cỏ rác, chưa phải là đỉnh cao trí tuệ, nhưng vô cùng cần thiết.

Tu tập khiêm hạ để thấy mình tầm thường nhỏ bé như cát bụi cỏ rác, chưa phải là đỉnh cao trí tuệ, nhưng vô cùng cần thiết. Điều này thể hiện ở những yếu tố khiến ta kiêu mạn như sau:

Một: hơn người khác về tài năng

Đây là nguyên nhân chính đưa đến kiêu mạn rõ rệt nhất. Thông thường thì người có tài vượt hơn người khác dễ được kính trọng nhất, vì vậy người ta hay tranh hơn nhau về tài năng để chiếm được sự ngưỡng mộ thán phục của mọi người.

Phật dạy người có tài rồi thì bị sự khoái trá của cảm giác hơn người chiếm lấy tâm hồn. Đó chính là kiêu mạn vì tài năng. Ví dụ cùng là ca sĩ, người này dễ bị cảm giác là mình ca hay nhất; trong họa sĩ cũng bị cảm giác tranh mình đẹp nhất. Ngay cả giảng sư Phật học cũng vẫn có ý nghĩ là mình giảng hay nhất.

Vì vậy Phật dạy người có tài phải biết diệt trừ kiêu mạn, biết tôn trọng mọi người, lúc nào cũng mong sao cho mọi người giỏi hơn mình.

Hai: hơn người về địa vị, hoặc bằng cấp

Người có chức quyền lớn hơn thì đương nhiên phải được nhiều người vâng lời hơn, kính trọng hơn. Chính vì thường xuyên được nhiều người kính trọng vâng lời nên kẻ có địa vị lớn dễ bị kiêu mạn vì chức vụ của mình.

phat-day-can-khiem-ha-de-diet-tru-kieu-man-02
Phật dạy vô tình chúng ta thành tựu tâm khiêm hạ, mà khi có tâm khiêm hạ, chúng ta sẽ thành tựu nhiều công đức lành về sau.

Ví dụ một người là chủ tịch sẽ bị ý niệm chủ tịch đeo đẳng tâm hồn mình mỗi khi tiếp xúc với người, không quên được. Đúng ra chỉ nên nhớ tới trách nhiệm chủ tịch mà mình phải gánh vác hơn là nhớ đến địa vị chủ tịch đó. Có nhiều người lãnh đạo quốc gia mà thái độ rất khiêm hạ chỉ bởi vì họ biết quên địa vị khi tiếp xúc với mọi người.

Ba, hơn người về tuổi tác

Hầu hết mọi người đều bị kiêu mạn về tuổi tác, trừ những người chết non. Theo tập quán Á đông, người nhỏ tuổi phải biết kính trọng người lớn tuổi. Đây là nét văn hóa đẹp của Á đông. Riêng Việt Nam, để bày tỏ lòng kính trọng, chúng ta còn có rất nhiều đại từ để phân biệt người trên người dưới rõ ràng.

Và như thế, khi còn nhỏ, số người lớn tuổi như ông bà cô chú bác anh chị để chúng ta kính trọng đầy khắp chung quanh. Do đó, Phật dạy vô tình chúng ta thành tựu tâm khiêm hạ, mà khi có tâm khiêm hạ, chúng ta sẽ thành tựu nhiều công đức lành về sau. Đến khi lớn dần lên, người lớn để ta kính trọng chết dần, người nhỏ hơn như con cháu em út phải kính trọng ta sinh ra nhiều thêm.

Ta bước dần vào một môi trường được kính trọng, ngược hẳn với lúc nhỏ. Đây chính là lúc nguy hiểm vì khi “bị” kính trọng nhiều như thế, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác khoái chí của kiêu mạn lúc nào không hay. Ta bị đẩy vào kiêu mạn mà mình không hề muốn. Và như đã nói, kiêu mạn làm hư hỏng tâm hồn nhanh chóng.

Phật dạy: Người càng ưu tú thì càng khiêm tốn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận