Lời Phật dạy: Nói xấu người khác sau lưng là gieo nghiệp bất thiện cho mình

Đức Phật dạy, ở đời luôn có luật nhân quả, đừng bao giờ nói xấu hay làm chuyện hại người. Bạn hãm hại người khác thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn. 

Loan Nguyễn
07:56 26/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nói xấu người khác là gieo nghiệp xấu cho mình

Nhiều người có thói quen thích nói lỗi lầm của người khác và tưởng chừng là vô hại. Có nhiều nguyên nhân của hành động này, chẳng hạn, khi chúng ta tức giận người khác, chúng ta thường nói xấu họ. Đôi khi chúng ta nói xấu người khác để kéo mọi người đứng về phía mình. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ, muốn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao như người kia...

Việc nói xấu người khác khiến chúng ta thành một người thường gây ra sự bất hòa. Người ta sẽ không muốn tâm sự với chúng ta vì họ sợ chúng ta sẽ nói với người khác, thêm thắt những lời đánh giá của ta khiến cho họ bị xem là không tốt. 

Chúng ta phải đối mặt với người bị chúng ta nói xấu khi họ phát hiện ra những gì chúng ta đã nói, và phiền phức hơn là lúc họ nghe được những gì chúng ta đã nói xấu về họ thì những điều đó đã bị phóng đại lên nhiều lần. Người đó có thể nói với người khác về lỗi của mình để trả đũa.

Một số người có thể sẽ bị kích động khi nghe nói về lỗi của người khác. Điều này có thể sẽ làm dấy lên việc nói xấu sau lưng người khác ở nơi làm việc và gây ra tình trạng bè phái. Điều này gây tổn hại đến một môi trường làm việc hòa hợp.

loi-phat-day-ve-noi-xau-sau-lung-1

Chính bản thân ta cũng không có hạnh phúc khi mình luôn phanh phui lỗi của người khác. Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng không an vui. Những ý nghĩ rằng người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta.

Khi ta nói xấu người khác tức là chúng ta đã gây ra tác nhân để cho người khác nói xấu mình. Điều này có thể xuất hiện ngay trong đời này nếu người mà ta phê bình muốn hạ nhục mình, hoặc có thể xuất hiện trong tương lai khi mình bị người khác buộc tội một cách vô lối hoặc là bị vu oan. Khi chúng ta là người nghe những lời nói thô tục, chúng ta cần nhớ rằng đấy là kết quả từ hành động của chính chúng ta, chúng ta đã tạo ra nhân, nay đã đến lúc phải nhận quả. 

Nói xấu người khác bị quả báo thế nào? 

Trong truyền thống Phật giáo, một trong những lời nguyện của Bồ tát đó là: “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. 

Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ.

Đức Phật đã dạy ở đời luôn có luật nhân quả, đừng bao giờ nói xấu hay làm chuyện hại người. Bạn hãm hại người khác thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn. 

Theo nhà Phật, lời nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.

loi-phat-day-ve-noi-xau-sau-lung-2

Bởi vậy mà trong cuộc sống chúng ta nên hạn chế, nếu được thì không nên buôn chuyện về người khác. Buôn chuyện về người khác là mắc vào một trong những điều cấm kỵ trong nhà Phật. Đặc biệt là nói xấu người khác sau lưng, hoặc chê bai người khác đều là cách gieo nghiệp xấu cho mình.

Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng, lời nói xấu sau lưng, hoặc chê bai người khác sau lưng thường gây nên oán thù, gây chia rẽ. Nếu không tránh những điều này, chúng ta sẽ mắc phải quả báo y như vậy. Chê bai người ta điều gì thì đời sau phạm y như thế, không gỡ ra được mà phải trả cho hết cái xấu đó.

Có nhiều người nhìn vào nhân duyên thấy tốt, tự nhiên họ làm sai, làm bậy. Không phải do họ xấu mà do đời trước làm sai nên đời này phải gánh chịu. Đó chính là nhân quả.

Có người hay bị thị phi, bị nói xấu rất nhiều thì có thể kiếp trước đã gieo nghiệp bất thiện này. Dù đời này họ không nói xấu ai nhưng thường xuyên bị thị phi, đặt điều, bôi nhọ. Đó chính là quả báo mà họ không biết.

Tu dưỡng thế nào để bỏ thói quen nói xấu người khác?

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải rèn luyện tâm mình, chỉ nhìn những điểm tốt, những điều tích cực của người khác. Thái độ vui vẻ và lời nói bao dung xuất phát từ việc này sẽ cải thiện những người xung quanh và sẽ nuôi lớn hạnh phúc, sự mãn nguyện và tình thương yêu ở trong ta. 

Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và người niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu. 

Khi chúng ta nhìn thấy lỗi lầm của người khác là chúng ta bỏ lỡ cơ hội để thương yêu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không có khả năng để nuôi dưỡng bản thân một cách hợp lý với những sự hiểu biết chân tình khi chúng ta đem vào tâm mình những độc tố. 

Từ bỏ thói quen nhìn thấy lỗi lầm sẽ giảm thiểu sự đau khổ cho mình và người. Vấn đề này nên được xem là trọng tâm trong lộ trình tâm linh của chúng ta. Chính vì lý do này mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Tôn giáo của tôi là lòng tốt”. Chúng ta có thể vẫn thấy những điều chưa hoàn thiện của mình và của người khác, nhưng tâm chúng ta hiền dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn.

loi-phat-day-ve-noi-xau-sau-lung-3

Đối lập với việc nói xấu người khác là nói với sự hiểu biết và thương yêu. Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biết và thương yêu là điều rất quan trọng. 

Khen ngợi người khác là một việc mà chúng ta cần phải thực tập trong quá trình tu tập của mình. Nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy. Chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và gia đình của chúng ta, môi trường làm việc cũng như hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ hòa hợp hơn. 

Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình, chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái và cho sự thành tựu những mục đích tâm linh cũng như những mục đích trong cuộc sống đời thường.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Con người nên học 7 điều này để có thể sống thọ và tích phúc đức cho con cháu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận