Phật dạy: 3 nguyên tắc vàng giúp con người may mắn, hạnh phúc suốt đời
Lời dạy quý báu của Đức Phật có giá trị muôn đời, giúp các Phật tử có thể chiêm nghiệm và làm theo để cuộc đời luôn gặp bình an, may mắn và hạnh phúc.
Không chấp niệm quá khứ
Con người sống ở đời, hạnh phúc hay khổ đau là cho bản thân mình quyết định chứ không có đấng siêu nhiên nào tạo ra được. Vì vậy, muốn cuộc sống may mắn và hạnh phúc, hãy bắt đầu thay đổi từ chính mình.
Đức Phật dạy rằng: "Đời người vốn không khổ, khổ là do dục vọng". Con người vì mang dục vọng càng lớn, nhưng không được nguyện ý sẽ cảm thấy thật bi thương và muốn giành lại, đó gọi là chấp niệm. Trong cuộc sống này, bao nhiêu đau đớn đều từ chấp niệm mà ra. Sống mãi trong quá khứ, cuộc đời sẽ mãi đắm chìm trong buồn khổ.
Dù là thành công hay thất bại, những chuyện đã quá thì đều là quá khứ, chúng ta có nghĩ đến cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Chỉ khi không còn lưu luyến quá khứ nữa thì một cuộc đời mới có thể mở ra.
Lắng nghe lời Phật dạy, chúng ta nên hiểu rằng, một khi đóa hoa đã héo úa, dù trước đó đẹp đẽ đến đâu, hiện tại cũng chỉ là tro tàn. Khi con người bỏ được chấp niệm, phiền não sẽ không còn chỗ bám víu, lòng người cũng trở nên tự tại. Hãy nhớ, buông bỏ quá khứ, sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không mưu cầu những điều ở tương lai, mới là cách sống của người thông minh.
Khó khăn thử thách chỉ là nhất thời
Trong cuộc đời không ai là không phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Chỉ là bạn không nhìn thấy những khó khăn, vất vả của người khác.
Cổ nhân có câu: "Sau cơn mưa trời lại sáng, nếu ngày mai không quang thì ngày kia ắt sẽ phải tạnh".
Dù bạn đang phải chịu khó khăn vì điều gì đi chăng nữa, hãy luôn lạc quan bởi thử thách chỉ là nhất thời và rồi bạn sẽ tìm cách vượt qua được.
Lời Phật dạy, con người khi gặp khó khăn không được oán giận, than phiền bởi chẳng giúp thay đổi được cuộc sống. Chúng ta nên chấp nhận, đối mặt vui vẻ với khó khăn, bình tĩnh trong tâm hồn để tìm cách giải quyết.
Khó khăn chính là bài học cuộc sống giúp ta trưởng thành, bản lĩnh hơn. Chặng đường dài phía trước, ai cũng sẽ có những khó khăn của riêng mình. Người bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, coi đó là động lực để cố gắng. Người nhu nhược, hèn nhác thì dùng khó khăn làm lý do để viện cớ cho sự thất bại của bản thân. Thấy khó khăn không bỏ cuộc là bạn đã chiến thắng chính bản thân mình.
Không nên nhìn lỗi lầm của người khác
Điều cấm kỵ thứ nhất trong cửa thiền là không bao giờ được nhìn lỗi người khác, phải luôn luôn quay lại chính mình để thông suốt mọi thứ từ tâm thanh tịnh sáng suốt của mình.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật chỉ dạy: "Không nên nhìn lỗi người/ Người làm hay không làm/ Nên nhìn lại chính mình/ Có làm hay không làm".
Thấu hiểu lời dạy của ngài, người Phật tử chân chính không nên nhìn lỗi của người khác mà quên nhìn lại chính bản thân mình. Bởi khi thấy lỗi của người thì lỗi của mình đã hiện ra, bởi tâm ganh ghét tật đố kỵ muốn vạch lá tìm sâu.
Khi thấy lỗi lầm của người khác, trước hết chúng ta nên thừa nhận lỗi lầm của mình, rồi quán xét tự thân, tự mình sám hồi. Có như vậy, tâm ta mới trong sáng trở lại, không bị phiền não che lấp. Chỉ khi nào người khác nhờ ta chỉ ra lỗi giúp họ thì hãy ta mới nên nói, bởi khi đó lời ta nói, họ sẽ vui vẻ đón nhận.
Chúng ta hay nói lỗi lầm của người khác mà không nói đến lỗi của bản thân vì tâm thị phi trong ta quá nhiều. Khi thấy lỗi của người khác, tất nhiên ta sẽ nói xấu người đó, chê bai, chỉ trích. Thấy mình tốt, người ta xấu, thành ra chúng ta bị phiền não bủa vây.
Lắng nghe lời dạy của Đức Phật, mỗi chúng ta trong cuộc sống hãy biết buông xả, không cố chấp, chỉ nên quán xét tâm mình, nhìn thấy lỗi lầm của bản thân mà cố gắng sửa sai để cho tâm được thanh tịnh. Nếu ai đó chỉ ra lỗi sai của bạn, hãy chân thành cảm ơn họ bởi họ đã giúp bạn sống tốt hơn.
Xem thêm: Lời Phật dạy: Người kết thiện duyên rộng gặp họa mà hóa lành
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận