Giải mã bí ẩn bàn cầu cơ dưới góc nhìn khoa học

Liệu bàn cầu cơ có phải công cụ giao tiếp với thế giới tâm linh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Loan Nguyễn
16:17 31/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bàn cầu cơ là gì?

Nhiều người biết đến bảng cầu cơ (Ouija board), hay bàn cầu cơ, như một trò chơi hoặc công cụ có khả năng giao tiếp với thế giới tâm linh

Về thời điểm xuất hiện bàn cầu cơ, một số người cho rằng nó có từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng thực tế nó xuất hiện cách đây không lâu. Vào đầu những năm 1890, Elijah Bond sáng chế ra trò chơi này. Sau đó, ông bán lại bằng sáng chế cho doanh nhân William Fuld – người đã có công sản xuất và tiếp thị bảng cầu cơ ra khắp thế giới. Cuối cùng, hãng sản xuất đồ chơi Parker Brothers mua lại bằng sáng chế vào năm 1966.

Cấu tạo bàn cầu cơ là một bản gỗ có in các chữ cái trong bảng alphabet và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không). Cùng với đó là một tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.

Một loạt các biểu tượng như Mặt trời, Mặt trăng và ngôi sao được trang trí trên bàn cầu cơ. Ở những quốc gia không sử dụng chữ Latinh, trên bàn cầu cơ sẽ in hình các chữ cái và chữ viết của riêng họ.

giai-ma-bi-an-ban-cau-co-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-1

Ngoài ra, trên bàn cầu cơ còn có mảnh gỗ hình trái tim. Khi người chơi đặt tay lên, nó sẽ dễ dàng trượt trên bảng cầu cơ. Người ta quan niệm rằng, các linh hồn điều khiển mảnh gỗ di chuyển từ chữ cái này đến chữ cái khác, cuối cùng tạo ra một lời nhắn hay câu trả lời cho câu hỏi của người chơi. Mặc dù những người chơi đều khẳng định họ không hề dùng tay di chuyển miếng gỗ.

Nhà nghiên cứu Eric Eliason viết trong cuốn bách khoa toàn thư American Folklore (Văn hóa dân gian Mỹ): “Khi bảng cầu cơ mới ra đời, người ta chỉ xem nó là một trò tiêu khiển thú vị và không liên quan đến những điều huyền bí”.

Sau đó, Pearl Curran - người có nhiều đóng góp trong việc làm hồi sinh thuyết duy linh trong Thế chiến I - giới thiệu bảng cầu cơ như một công cụ để tiên đoán tương lai, tìm kiếm đồ vật bị mất, xin lời khuyên hàng ngày và liên lạc với các linh hồn. 

Mọi chuyện dần thay đổi, chẳng mấy chốc, hàng nghìn người Mỹ sử dụng bảng cầu cơ để hỏi xem những người thân yêu của họ đang chiến đấu ở châu Âu còn sống hay đã chết trên chiến trường.

Những tín đồ của đạo Cơ Đốc thì cho rằng, bảng cầu cơ, thẻ bài Tarot, con lắc... là những công cụ bói toán huyền bí. Bảng cầu cơ có thể kết nối, triệu tập linh hồn ma quỷ, gồm cả quỷ Satan. Và họ tin rằng, người chơi bảng cầu cơ sẽ tự chuốc lấy phiền nhiễu và bị quỷ ám.

Các tín đồ Cơ Đốc cũng lo ngại quỷ Satan có thể xuất hiện dưới hình thức những trò chơi đơn giản hoặc các hoạt động huyền bí khác như chiêm tinh, cảm xạ, thậm chí thôi miên. Tất cả đều được coi là hình thức biểu hiện của phù thủy và bị lên án trong Kinh thánh.

Có hai cách phổ biến sử dụng cầu cơ, với những người coi nó như một món đồ chơi thông thường, khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Đáp án chỉ là có hoặc không. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.

Những người tham gia chiêu hồn lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ đến tạo thành câu và các cụm từ có ý nghĩa. Người ta cho rằng, hành động như thế là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta, dù rằng nguyên nhân thực sự là do hiệu ứng vô thức (ideomotor effect) khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết.

Với niềm tin về những linh hồn sẽ được gọi về khi chơi cầu cơ nên những người chơi đã truyền nhau 4 luật quan trọng nhất khi chơi bàn cầu cơ như sau: Với niềm tin về những linh hồn sẽ được gọi về khi chơi cầu cơ nên những người chơi đã truyền nhau 4 luật quan trọng nhất khi chơi bàn cầu cơ như sau: 

- Nếu không có niềm tin thì đừng chơi! Nếu không tin thì vong linh đó sẽ không về, hơn nữa, bạn phải nghiêm túc, không được cười đùa vì khi nói với người chết với vẻ mỉa mai bạn sẽ phải lãnh hậu quả.  

-Không nên chơi cầu cơ một mình. Để tham gia trò này bạn cần tập hợp năng lượng của 3 người trở lên, hơn nữa, nếu năng lượng của bạn yếu sẽ dễ bị linh hồn nhập vào thân xác, hoặc không thể khống chế linh hồn.

-Không chơi tại nhà của mình. Khi gọi hồn bạn sẽ không biết sẽ có những vong linh nào về nhà mình đâu, có thể đó là một linh hồn xấu xa như ác quỷ. Chúng sẽ phá phách và mang lại rắc rối cho bạn.  

-Kết thúc trò chơi không quên nói tạm biệt. Khi nói lời tạm biệt vòng tròn con cơ phải để ở chữ good bye bên dưới. Nếu quên linh hồn sẽ ở lại luôn và bạn sẽ gặp rắc rối.

Sự huyền bí xoay quanh chiếc bảng cầu cơ luôn khiến con người tò mò, vì thế nó trở thành đề tài của các bộ phim kinh dị trong nhiều thập kỷ. Trong những bộ phim này, bảng cầu cơ xuất hiện như một dụng cụ để con người giao tiếp với linh hồn và quỷ dữ. Có thể kể đến một vài bộ phim nổi tiếng như The Uninvited (1944), The Exorcist (1973), The Changeling (1980), Witchboard (1986), Paranormal Activity (2007), Ouija (2014).

Bàn cầu cơ dưới góc nhìn khoa học

Bàn cầu cơ bao gồm một bảng chứ cái, chữ số và hai từ “có” hoặc “không”. Những người tham gia sẽ cùng nhau đặt tay lên một mảnh gỗ trên bảng và yêu cầu linh hồn (có thể là người thân đã qua đời) trả lời câu hỏi nào đó. Linh hồn sẽ di chuyển mảnh gỗ từ chữ cái này đến chữ cái khác, cuối cùng tạo ra một lời nhắn hay câu trả lời cho câu hỏi, mặc dù những người đặt tay lên đó khẳng định không hề dùng tay di chuyển miếng gỗ. 

Khi tìm hiểu vấn đề này, nhà vật lý nổi tiếng Michael Faraday phát hiện ra rằng mảnh gỗ di chuyển nhờ vào ảnh hưởng của hiệu ứng vô thức, sức mạnh cơ bắp của những người tham gia gây ra sự chuyển động, do họ kỳ vọng mảnh gỗ di chuyển. Vì vậy hiện tượng trên không phải do linh hồn tạo ra.

giai-ma-bi-an-ban-cau-co-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-2

Nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia cũng tiến hành các thí nghiệm, giải mã bí ẩn về bàn cầu cơ. Theo đó, các tình nguyện viên tham gia sẽ bị bịt mắt lại để không thể nhìn thấy vị trí chính xác của các chữ cái ở đâu. Sau đó, họ được hỏi và trả lời câu hỏi nhờ cầu cơ như bình thường. Họ sẽ được hỏi lại những câu hỏi ấy và phải trả lời bằng cách gõ đáp án lên máy tính. Kết quả cho thấy, nếu người chơi không biết câu trả lời, đáp án của họ trên máy tính chỉ đúng một nửa. Tuy nhiên, khi sử dụng cầu cơ, tỷ lệ đúng lên tới 65%. Điều ấy chứng minh, trong tiềm thức con người đã có ý niệm về đáp án đúng và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.

Trên thực tế, khi những người chơi đặt tay lên miếng gỗ hình trái tim trên bảng cầu cơ, miếng gỗ sẽ di chuyển lần lượt từ chữ cái này đến chữ cái khác để ghép lại thành tên người hoặc từ hoàn chỉnh. Bởi vì người chơi khẳng định họ không hề cố ý dùng tay di chuyển miếng gỗ, vậy câu hỏi đặt ra là miếng gỗ được điều khiển bởi con người hay linh hồn?

Tất nhiên, bàn cầu cơ không thể giao tiếp với người đã chết. Nếu có, chắc chắn sẽ không có vụ giết người nào chưa được giải quyết. Bởi vì cảnh sát chỉ cần dùng bàn cầu cơ để liên lạc với các nạn nhân và hỏi họ đã bị giết như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Các nạn nhân xấu số như chính trị gia Jimmy Hoffa, nữ phi công Amelia Earhart, nữ diễn viên Natalee Holloway và vô số người khác có lẽ sẽ hạnh phúc hơn khi bàn cầu cơ làm rõ những vụ mất tích bí ẩn của họ hoặc tìm ra kẻ đã giết họ.

Nếu chuyển động của miếng gỗ trên bàn cầu cơ thực sự được điều khiển bởi linh hồn và không phụ thuộc vào sự tiếp xúc của con người, vậy thì bàn cầu cơ sẽ tự trả lời các câu hỏi mà không cần ai chạm vào nó. Người chơi chỉ cần ngồi thư giãn với một ly đồ uống trong tay, đặt câu hỏi cho bảng cầu cơ và đợi miếng gỗ tự di chuyển để trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Tất nhiên, điều này không thể xảy ra.

Vì vậy, bàn cầu cơ là một trò chơi dựa trên sự tự lừa dối chính mình (self-deception), và không có gì bí ẩn. Nó chỉ trở nên đáng sợ khi người chơi tin rằng họ đang kết nối với các linh hồn và quỷ Satan. 

Cầu cơ (gọi hồn) dưới góc nhìn đạo Phật

Khái niệm Linh hồn, tiếng Hy Lạp là Psyche, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hại thì hoạt tính cắt không còn nữa.

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. 

Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi trong sinh tử luân hồi. Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.

Người ta tin rằng một số người có khả năng đặc biệt có thể giao lưu được với người ở thế giới tâm linh mà ta vẫn thường gọi là thầy cúng hoặc người có khả năng ngoại cảm (nhà ngoại cảm). Và gọi hồn là việc kêu gọi linh hồn của một người đã chết quay trở về để nói chuyện với người đang sống.

Theo đó, nhà ngoại cảm sẽ “làm phép” để linh hồn người đã chết có thể nhập vào thể xác của một người còn sống. Qua đó người bình thường có thể giao lưu, nói chuyện được với linh hồn của người đã chết. Thể xác đó có thể là chính nhà ngoại cảm nhưng cũng có thể là người nhà của người đã chết.

giai-ma-bi-an-ban-cau-co-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-3

Theo quan điểm Phật giáo, một người sau khi chết có thể lập tức tái sinh (đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác) hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh (tên gọi khác của linh hồn trong Phật Giáo) đều theo nghiệp tái sinh.

Xét theo quy luật nhân quả - nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện,... sẽ trợ duyên hay có tác động tốt phần nào chứ không thể là toàn bộ, không thể can thiệp sâu vào nghiệp lực của họ. Nguyên do là mỗi người đều phải "thừa tự" nghiệp lực của chính mình, là thứ đã được tích lũy trong kiếp này và các kiếp trước đó. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện, tu tập chứ không ai có thể cứu vớt hay giải thoát hộ họ cả.

Do đó, khi người thân mất đi, trách nhiệm của Phật tử hay người thân trong gia đình là tận tâm, dốc lòng cầu nguyện, tạo phước để hồi hướng, mong hương linh sớm siêu thoát, tái sinh. Còn việc họ siêu thoát được hay không là do tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, ta chỉ có thể trợ duyên, hỗ trợ chứ không thể nào can thiệp được.

Không cần thiết phải gọi hồn, triệu hồn hay thực hiện các phương pháp tương tự, bởi theo quan điểm đạo Phật thì điều đó không mang tới lợi ích thiết thực cho hương linh, trái lại chỉ gây tốn kém, hoang mang lo lắng cho nhân thân. Đặc biệt, là người Phật tử thì càng phải có chính kiến, không nên để bản thân rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.

Xem thêm: Lý giải của nhà Phật về việc tại sao sau khi chết 49 ngày mới đi đầu thai

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận