Cách ngồi kiết già chuẩn nhất dành cho các Phật tử

Ngồi kiết già được coi là tư thế quan trọng nhất đem lại hiệu quả cao khi thực hành thiền. Bạn đã biết cách ngồi kiết già đúng tư thế để không mỏi chân, đau lưng? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Loan Nguyễn
13:00 06/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngồi kiết già là gì?

Kiết già hoặc liên hoa tọa là một tư thế ngồi bắt chéo chân có nguồn gốc từ thực hành thiền định của Ấn Độ cổ đại, trong đó bàn chân được đặt trên đùi bên kia. 

Đây là một tư thế chắc chắn, thường được sử dụng để hành thiền, trong Yoga Ấn giáo và Phật giáo Thiền tông. Tư thế này được cho là giống như một hoa sen, khuyến khích thở thích hợp để thực hành thiền định liên quan, và để thúc đẩy sự ổn định thể chất.

Các hình ảnh nổi tiếng miêu tả tư thế kiết già bao gồm thần Shiva, các thần thiền định khổ hạnh của Ấn Độ giáo, và Siddhartha Gautama, người sáng lập ra Phật giáo.

Trong Phật giáo Trung Hoa, đây là thế kim cương tọa (chuyển tự chữ Phạn: vajrāsana, chữ Hán: 金剛坐 jīngāngzuò).

Ngồi kiết già được coi là tư thế quan trọng nhất đem lại hiệu quả cao khi thực hành thiền. Ngồi kiết già theo đúng phương pháp thì tư thế chân của bạn trở nên giống như những cánh hoa của một bông hoa sen nhẹ nhàng mở. Khi bạn nhìn thấy một bông hoa sen thực đang nở sẽ hình dung được tư thế kiết già. Bởi vì hoa sen có nguồn gốc từ hồ và nở hoa khi đón nhận năng lượng từ mặt trời đặc biệt khi di chuyển nó không đánh mất gốc rễ của nó, là biểu tượng hoàn hảo của sự bình tĩnh một tinh thần kiên tâm.

cach-ngoi-kiet-gia-chuan-nhat-danh-cho-cac-phat-tu-1

Sức mạnh quan trọng và đem lại hiệu quả đó chính là tư thế hình tam giác đã hình thành nên tư thế kiết già. Nhiều nền văn hóa tin rằng hình tam giác như kim tự tháp Ai Cập có thể thu hút được năng lượng cuộc sống. Tam giác cũng cho kiến thức, ý chí và hành động. Khi cơ thể bạn hình thành một kim tự tháp bạn có thể hấp thụ năng lượng thần bí này nuôi dưỡng cơ thể.

Bán già phu tọa là kiểu ngồi "nửa phần kiết già", chỉ một chân được gác qua bắp vế của chân khác. Bán già phu tọa là thế ngồi thiền dành cho những người không thể ngồi kiết già lâu được, mặc dù thế ngồi này không cân bằng, vững chắc như thế kiết già. Bán già phu tọa cũng được gọi là "Bồ Tát tọa".

Ngồi kiết già có tác dụng gì?

Tư thế kiết già theo truyền thống được biết đến để an tâm và chuẩn bị cho việc thiền định sâu. Nó cũng kéo dài đầu gối, mắt và cá chân, hông; đồng thời củng cố cột sống và lưng, tư thế này cũng làm tăng lưu thông trong cột sống và xương chậu.

Theo kinh sách cổ và các đạo sĩ yogi thì tư thế này đánh thức Kundalini, năng lượng vũ trụ thiêng liêng của vũ trụ. Đặc biệt khi tụng thần chú "Om Mani Padme Hum-Hái ngọc trong hoa sen” trong tư thế kiết già sẽ thanh tẩy, giải phóng và đoàn kết tâm trí, cơ thể và tinh thần.

Thí nghiệm thực hiện trong một phòng thí nghiệm ở Anh quốc cho thấy khi một người ngồi thiền trong tư thế kiết già, làn sóng não bộ của họ tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh và không ngừng dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn. Nó thể hiện một tâm trạng thoải mái hơn, một tâm trí yên bình hơn.

Trong một thí nghiệm khác, người ta khám phá ra rằng một người ngồi thiền trong tư thế kiết già ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài hơn những người ngồi trong tư thế bình thường. Ngồi kiết già có thể tập trung tư tưởng sâu hơn và làm cho trí óc thanh thản, sáng suốt hơn. Các nhà khoa học đều đi đến kết luận rằng tư thế ngồi kiết già tạo ra việc rút khỏi các giác quan vận động và đem trở vào năng lượng của trí. Từ hàng ngàn năm trước, nhà Phật đã giới thiệu kiết già là tư thế tốt nhất để luyện thiền và tập trung tư tưởng.

Ngồi thiền với tư thế kiết già, giúp chúng ta thu rút tâm trí ra khỏi thế giới bên ngoài để trở vào diện mục của ta bên trong. Tất cả 5 giác quan và 5 cơ quan vận động của ta đều được kiểm soát đúng mức, do đó tâm trí ta cũng được kiểm soát nghiêm túc.

cach-ngoi-kiet-gia-chuan-nhat-danh-cho-cac-phat-tu-2

Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu đã tìm thấy và đo đếm được nhiều loại sóng xuất hiện trong não bộ của con người khi thực hành ngồi thiền với tư thế kiết già.

Sóng Beta: là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầy lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.

Sóng Alpha: là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo và sáng suốt trong “một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu”. Người có được loại sóng này cảm thấy sức khỏe khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những người xung quanh cũng cảm thấy yêu mến họ hơn.

Sóng Theta: Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy và kết luận rằng với những người tập ngồi Thiền thường xuyên trong tư thế kiết già, các sóng alpha chậm lại và chuyển biến thành sóng theta (4 – 8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này làm cho tư tưởng ổn định trong sự thanh tịnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương, đời sống tâm hồn bên trong được sâu nặng thoải mái dễ chịu hơn.

Cách ngồi kiết già chuẩn nhất

Ngồi trên sàn nhà với tư thế thoải mái nhất

Bước đầu tiên bao giờ cũng vậy, bạn nên gạt bỏ mọi rối nhiễu trong tâm trí, chọn một không gian thoải mái – ngồi khoanh chân trên sàn với một tâm thế thoải mái nhất. Để ngồi thiền kiết già cũng thế, bạn cần để cho tâm trí được thư giãn nhất có thể. 

Nắm bàn chân phải từ từ đặt lên đùi trái, cố gắng kéo bàn chân đặt sát hông nhất có thể

Cố gắng căn chỉnh gót chân trái sát với khớp hông, trước khi thực hiện động tác này, bạn nên xoay khớp cổ chân thật kỹ để có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất. 

Nắm bàn chân trái từ từ đặt lên đùi phải, cố gắng kéo bàn chân đặt sát hông nhất có thể

Thực hiện tương tự như chân phải. 

Mở ngực và giữ lưng thẳng, cảm nhận từ từ bằng cách hít thở sâu để quen với tư thế ngồi kiết già

Mở ngực để có thể hít sâu hơn, lồng ngực chứa được nhiều không khí để cung cấp cho não nhiều oxi hơn, từ đó đầu óc bạn sẽ có cảm giác minh mẫn và hoạt động linh hoạt hơn. Lưng thẳng để tránh một số ảnh hưởng phụ như trẹo xương sống, đau lưng,… 

Bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau, kéo sát về phần bụng

Bây giờ bạn đang ở trong tư thế ngồi thiền kiết già, bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau để chuẩn bị bắt đầu tập thiền. 

Nhắm mắt lại và giữ tư thế này trong 5-10 phút, thở chậm và sâu

Bình tâm và thư giãn, lặp lại các hơi thở chậm và sâu sẽ giúp bạn cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng và thanh thoát hơn rất nhiều. 

Lần tiếp theo khi thực hành tư thế này, hãy đặt chân trái của bạn trên đùi phải đầu tiên. Sự luân phiên này giúp cho cơ bắp của bạn được căng giãn đều và giảm đau trong quá trình thực hành thiền lần sau.

cach-ngoi-kiet-gia-chuan-nhat-danh-cho-cac-phat-tu-3

Lưu ý cho người tập ngồi kiết già

Ngồi kiết già là một tư thế rất khó, bạn phải mất một thời gian nhất định mới ngồi được tư thế này. Ngồi kiết già đòi hỏi bạn phải căng hông ra rất nhiều và có thể sẽ cảm thấy đau ở đầu gối hoặc lưng dưới cho người mới bắt đầu.

Một lưu ý nữa là ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái ở tư thế ngồi thiền kiết già, các dây chằng và khớp xương vẫn đang co giãn dần, nên nếu bạn sử dụng tư thế này quá nhiều hoặc quá sớm, đầu gối có thể sẽ bị tổn thương và làm chậm tiến độ thực hành thiền của bạn.

Tư thế kiết già được coi là thử thách cho người mới bắt đầu ngồi thiền, sẽ gặp nhiều khó khăn gây cảm giác không thoải mái. Nếu không cải thiện được vấn đề bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây:

• Ngồi tư thế bán già cho quen rồi có thể bắt đầu tư thế kiết già

• Nhấn lòng bàn tay của bạn vào sàn bên cạnh hông của bạn. Nâng mông và chân của bạn khỏi sàn và cho phép cơ thể của bạn thoải mái di động

• Từ các biểu hiện đầy đủ của Lotus Pose, đặt cả hai cánh tay đằng sau lưng, siết chặt các ngón chân của bạn với ngón tay của bạn. Để tăng cường sự căng hơn nữa, gấp về phía trước.

• Thử các tư thế khác nhau để biết cơ thể mình hợp với tư thế nào nhất vì có thể bạn sẽ dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn với tư thế khác

Xem thêm: 28 ân đức và lợi ích của thiền theo lời Phật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận