Những câu danh ngôn của Đức Phật giúp bạn nhận ra cuộc sống thật ý nghĩa
Đôi lần vấp ngã trong cuộc đời là điều không ai tránh khỏi. Thay vì đau khổ và từ bỏ, bạn hãy tìm đến những lời khuyên dạy đầy nhân văn từ những câu nói của Đức Phật để từ đó vực dậy ý chí sống đời tươi đẹp.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, phải có thất bại, lo âu và sợ hãi mới giúp chúng ta trưởng thành và thấu hiểu thế gian. Những câu nói hay của Phật là những lời khuyên chân thành, là cốt lõi sống sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và có thêm nghị lực để tiếp tục bước đi với lý tưởng của mình.
Phật Pháp vô biên nhiệm màu luôn hướng chúng sanh sống đúng, sống đẹp, biết yêu thương, tin tưởng, biết cho đi và nhận lại. Hãy xem qua những câu danh ngôn của Phật dưới đây và suy ngẫm để tâm tịnh lại, sống chậm hơn, tha thứ, bao dung và yêu thương nhiều hơn nhé.
1. Danh ngôn về chân lý cuộc đời
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét.
Con người ta hay lo lắng sợ hãi, suy nghĩ vu vơ là gốc sinh ra mọi điều mê tín. Hoặc có người sợ vận xui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao giải hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn.... Mọi lo lắng sợ hãi đều bắt đầu từ sự mê tín.
Người phật tử biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người và vật.
Gia đình người thân biết tu tâm, mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội có tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết vì đạo pháp và dân tộc bằng trái tim có hiểu biết.
Những người không muốn giúp đỡ người khác thì như chiếc gương phản chiếu lại, họ cũng chẳng bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Mãi mãi chỉ cô độc trong sự hèn mọn.
Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy đúng lẽ thật, không thấy đúng chân lý vì mê muội. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao giải hạn, tin có một người ban phước giáng họa v.v...
Chúng ta hãy lắng nghe bằng trái tim hiểu biết, nên những người mình thân yêu nhất, dù thời gian đã trôi qua lặng lẽ, mình vẫn sống yêu thương và lắng nghe hết lòng. Thất bại là mẹ của thành công với những người có ý chí và quyết tâm cao độ. Chính sự thất bại đã dạy cho ta những bài học kinh nghiệm để làm mới lại chính mình.
Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm và ý thức được hậu quả xấu gây khổ đau cho người, không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do “khi không”, “tự nhiên”, mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi tạo tác của bản thân.
2. Danh ngôn về giá trị cuộc sống
Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.
Đừng cố xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bạn sẽ vướng vào lưới của hận thù.
Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.
Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.
Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.
Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.
Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.
Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình.
Hạnh phúc không bao giờ đến với người không biết quý trọng những gì mình có.
3. Danh ngôn về triết lý nhân quả
Người phật tử xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra của cải vật chất, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và biết giữ gìn tài sản, không để cho tài sản thất thoát, tiêu tán bất hợp pháp.
Đối với thức ăn vật chất, đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng tăng được khỏe mạnh.
Chúng ta đừng để tâm chạy theo những mối ưu tư của nó giống như những người bình thường chưa biết quán sát hơi thở là gì. Một khi ta đã có chỗ an trú, con khỉ tâm thức sẽ ngày càng bớt ngang ngạnh và từ từ bớt rong ruổi chạy tìm.
Để đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần phải tích cực siêng năng trong việc làm ra của cải vật chất, biết chi tiêu phù hợp những nhu cầu cần thiết, và không để tài sản hao hụt thất thoát.
Hạnh phúc là thứ mà người ta luôn kiếm tìm và dành quá nhiều ngôn ngữ lời nói để miêu tả nó. Nhưng thật sự có mấy ai đã có thể cảm nhận được hạnh phúc? Giữa bộn bề công việc của xã hội này, đôi khi chúng ta phải vội vã kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình…
Người phật tử phải nên biết sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.
Chúng ta muốn được hạnh phúc nhưng ta phải hiểu hạnh phúc thật sự là gì? Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ. Chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
10 lời Phật dạy giúp bạn không phạm những sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận