10 lời Phật dạy giúp bạn không phạm những sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng, để vượt qua những trở ngại cần tiếp thêm cho mình niềm tin và nghị lực. Cùng suy ngẫm về 10 lời Phật dạy trong cuộc sống nhé!
1. Lúc vui dễ bị lỡ lời
Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp “lỡ lời” nói ra những câu nói không hay với người khác chưa? Trong những hoàn cảnh này, lý trí của bạn bạn đã bị những cảm xúc nội tâm không tốt chi phối. Cổ nhân thường nói rằng: "Vui không thể vui đến cực điểm".
Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì “tuyến phòng ngự” của tâm lý sẽ không còn. Thông thường sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời không phù hợp, dẫn đến hối tiếc không kịp.
2. Nói khoác quá dễ đánh mất lòng tin
Nói dối là nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Sống trong xã hội, người nào nói dối là tự mình làm mất lòng tin của mọi người. Người xưa quan niệm rằng, lời nói khi đã nói ra khỏi miệng mà không thực hiện được là một việc rất đáng xấu hổ, nói dối rất tai hại cho sự chung sống, lâu dần trở thành một cái tật rất khó diệt trừ.
Sống ở đời, niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng, xây dựng lên thì khó nhưng đánh mất đi lại rất dễ.
3. Say mê quá dễ bị mất đức
Khi bạn quá say mê điều gì đó thì lời nói của bạn dễ bị phần dối trá, phóng đại, bạn có thể bất chấp tất cả để dành được nó cho dù hành động của bạn có xấu xa. Sau cùng, đến khi nhận quả báo cay đắng thì hối hận cũng đã quá muộn.
4. Chất chứa nhiều ắt sẽ mất mát nhiều
Người có nhiều tham vọng danh lợi thì nhất định lao tâm lao lực hao tổn tinh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Dẫu biết rằng ai cũng có danh vọng, đam mê tiền tài lợi lộc, nhưng hãy biết điểm dừng, giữ cho tinh thần được thoải mái, mọi việc tự khắc sẽ bình yên.
Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá theo đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, “cái được không bù nổi cái mất”.
5. Sợ quá dễ bị mất khí tiết
Khi bạn quá sợ hãi một điều gì đó, nội tâm sẽ không còn giữ được sự tỉnh táo, lập trường của bản thân vô tình sẽ bị biến mất. Bạn trở nên bị động, không tìm được lối đi đúng đắn cho mình.
Có rất nhiều nỗi sợ hãi mà bạn chắc chắn trải qua trên đường đời, lúc đó thay vì hoảng loạn, sợ hãi hãy bình tĩnh và tìm hướng giải quyết bằng sự bản lĩnh của mình.
6. Dục vọng quá nhiều dễ nguy hiểm tính mạng
Cố nhân dạy: "Chim chết vì miếng mồi. Con người tham quá dễ mất mạng". Con người nếu quá say mê với công danh lợi lộc, ham muốn vật chất sẽ chẳng thể nhận được kết thúc tốt đẹp. Nội tâm sẽ luôn bị giằng xé bởi tiền tài, sống trong lo âu bứt dứt, bỏ qua những thời khắc quan trọng nhất, cuộc đời trôi đi hoàn toàn trong vô vị.
Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử dạy: “Biết đủ sẽ không nhục, biết dừng sẽ không nguy”. Làm người không chất chứa quá nhiều dục vọng, mù quáng đuổi theo tư lợi, mà phải biết dừng lại đúng lúc. Như vậy, mới có thể giữ cho tâm hồn tĩnh tại, tìm được niềm vui thật sự trong tâm tôn. Biết dừng lại đúng lúc chính là khí chất đầu tiên của người thành công.
7. Lúc đau buồn dễ bị mất nhan sắc và tinh thần
"Nhan" ở đây không chỉ riêng về nhan sắc mà còn nói về tinh thần bên trong. Khi bạn gặp phải chuyện gì đau lòng sẽ rất dễ rơi vào trạng thái suy sụp, khủng hoảng, bạn không chấp nhận được việc đó. Trong cuộc sống muôn màu muốn vẻ này sẽ có đủ loại buồn khổ, điều bạn cần làm là hãy thật mạnh mẽ, tự tin bước về phía trước, bỏ qua tất cả những thê lương phía sau.
8. Lúc mừng rỡ dễ dàng bị sơ suất trong việc giám sát
Lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, nhưng khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ suất trong việc, không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Từ đó dẫn đến đánh giá sai lầm.
9. Lúc tức giận dễ bị thất lễ
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như tức giận với người nhà, bạn bè, mọi người khác thì không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Khi đang tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra.
10. Lúc kinh động dễ đánh mất trạng thái
Con người khi bị kinh động bởi một việc nào đó thì dễ dàng đánh mất trạng thái của bản thân. Muốn giữ được trạng thái bình thản của mình, phải luôn luôn bảo trì được tâm bình an. Người xưa nói rằng, không quan tâm hơn thua, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà sắc mặt không đổi, tư tưởng, nhân tâm bất động… Đây đều là muốn nói cho mọi người biết rằng phải tu dưỡng một tâm ổn định, bình thản, hờ hững đối mặt với những vinh nhục, những biến cố trong cuộc đời.
Trên đây là 10 lời Phật dạy để giúp bạn tránh được những tai ương không đáng có. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu được những ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và đối nhân xử thể một cách nhân văn nhất.
Nhà Phật chỉ ra 4 kiểu người phúc mỏng mệnh khổ không thay đổi sớm sẽ gặp bất hạnh
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận