Nhà Phật chỉ ra 4 kiểu người phúc mỏng mệnh khổ không thay đổi sớm sẽ gặp bất hạnh
Nếu thấy bản thân là một trong bốn kiểu người dưới đây thì hãy nhanh chóng thay đổi bản thân. Nếu cố sống như vậy chắc chắn sẽ tự nhấm chìm cuộc đời mình.
Trong "Thái thượng cảm ứng thiên" có nói: "Phúc họa không tự tìm đến cửa, tất cả đều do con người tự tạo ra." Thật ra vận mệnh của con người chính là nhân quả, nếu một người thường xuyên trồng ác nhân (làm việc xấu) tất nhiên về sau sẽ khổ sở vô phúc.
Dưới đây là bốn kiểu người thường có cuộc đời không mấy sáng sủa, mệnh khổ phúc mỏng, hãy xem xem có bạn trong đó hay không!
1. Người không hiếu thuận với cha mẹ
Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Nếu một người không hiếu thuận với cha mẹ ắt sẽ gặp tai ương quả báo trong đời, ngược lại người hiếu thuận với cha mẹ thì người đó sẽ tạo ra phúc lớn cho con cháu sau này và gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Có một câu chuyện Phật dạy về lòng hiếu thảo như này: Thời xuân thu có một người con tên là Mẫn Tử Khiên, mẹ mất sớm cha lại lấy mẹ kế và có hai người em. Mẹ kế thường xuyên bạc đãi cậu. Mùa đông đến mẹ may cho cậu một chiếc áo dùng bằng cỏ lau còn hai người em lại là áo lông.
Vừa lúc cha sai cậu chở ông đi xa bằng xe ngựa. Vì thời tiết quá lạnh, gió thổi mạnh, quần áo lại không đủ ấm nên cậu không thể điều khiển xe. Người cha trông thấy thì bực tức nghĩ rằng cậu cố tình ăn mặc như vậy để bêu xấu mẹ kế, vào lúc tức giận ông dùng roi quất Tử Khiêm.
Kết quả là áo trên người cậu rách, bông lau bay khắp nơi, lúc này cha mới biết người mẹ đó ngược đãi con mình. Khi về nhà liền đuổi người mẹ kế đi.Dù vậy Mẫn Tử Khiên đối với người mẹ đó vẫn một mực kính trọng. Cậu quỳ xuống xin cha đừng đuổi mẹ, đến lúc này lòng hiếu thảo của Tử Khiêm đã làm cha cậu xuôi giận, và mẹ kế cảm thấy hổ thẹn.
Chúng ta ai cũng là con cả, vì ai cũng có cha có mẹ, để cho ta hình hài như ngày hôm nay cha mẹ đã chịu biết bao khổ nhọc, chúng ta là những kẽ cùng tử lang thang rồi gặp duyên rồi về làm con. Trong kinh Tạp Bảo Tạng Phật dạy “đối với cha mẹ dù làm một chút điều bất thiện cũng chịu tội báo rất khổ, cúng dường cha mẹ dù một chút ít cũng được phước báu vô lượng, đối với cha mẹ phải hết lòng siêng năng phụng dưỡng cha mẹ”. Cha mẹ là nhưng người mình phải tôn phải quý phải kính thờ, mình mà xúc phạm dù một chút thôi là mình bị mắc cái báo rất là lớn.
2. Người hay giận dữ, quát mắng người khác
Lời nói ra có thể mang đến tác dụng tốt mà cũng có thể là lưỡi dao sắc bén khiến người nghe tổn thương. Những lời nói quan tâm, an ủi có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã. Lời nói nhã nhặn, khuyên răn kịp thời có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương, từ đó dần làm thay đổi những hành vi, việc làm bất thiện.
Ngược lại, những lời nói ác khẩu, sỉ nhục, lăng mạ có thể đẩy con người vào vực thẳm tội lỗi, khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời.Theo luật nhân quả của Phật giáo, một việc làm, một câu nói, một ý niệm suy nghĩ, dù là thiện hay bất thiện đều dẫn đến một kết quả nhất định.
Bởi vậy, người xưa mới nói rằng “Phàm làm việc gì, đều cần suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những người thường dùng lời lẽ thâm độc để mắng nhiếc, làm nhục người khác, trong cuộc sống hàng ngày, trước hết chính bản thân người ấy đã thể hiện bản chất thiếu đạo đức, thiếu văn minh trong lời nói. Từ đó làm hạ thấp uy tín của bản thân, khiến người xung quanh dần xa lánh họ.
3. Người thường xuyên sát sinh
Theo đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội. Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sanh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác.
Chẳng khác nào hình ảnh mà Đức Phật đã dạy cho đệ tử: Một đàn bò xếp hàng vào lò mổ, nhưng chúng vẫn đấu đá, xô xát lẫn nhau để kết oán thù. Mỗi bữa ăn, một miếng thịt đối với chúng ta là một món ăn nhưng đối với loài vật là cả một sinh mạng của chúng!
Vì thế người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch.
4. Người mang khẩu nghiệp
Trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt.Đức Phật đã dạy ở đời luôn có luật nhân quả, đừng bao giờ nói xấu hay làm chuyện hại người. Bạn hãm hại người khác thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn.
Ngược lại lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời. Trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường đối đãi với nhau, cái miệng phải luôn mỉm cười, nhạy lời xin lỗi và trọng lời cảm ơn, hiếu thuận với cha mẹ của mình, có như thế mới gặp được may mắn, kéo dài tuổi thọ và tạo nhiều phúc cho con cháu.
Sống trên đời có hai nghiệp ác chịu quả báo lớn nhất, phạm phải sẽ nhận đủ dày vò khổ đau
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận