Duyên nợ vợ chồng kiếp này phải chăng là món nợ từ kiếp trước?
Bạn có tin vào duyên nợ hay không, làm sao để biết mình nên duyên với một ai đó? Duyên nợ vợ chồng có phải đã được ông Tơ bà Nguyệt an bài? Tất cả sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây.
Theo lời dạy của Phật: Để trở thành vợ chồng với nhau ở kiếp này, cả hai đều phải có duyên tiền định, mối nhân duyên từ các đời trước trong sự tái sinh luân hồi của con người. Người xưa luôn tin rằng, duyên phận vợ chồng là do trời định sức người dù muốn cũng khó lòng thay đổi được.
Vậy, phải giải thích sao? Phải chăng là ẩn sâu bên trong đều đã có định trước. Nhân sinh ngắn ngủi, gặp nhau hẳn là có duyên. Trên thế gian này sở dĩ gặp được nhau đều là do duyên số, mỗi lần gặp gỡ đều là hoàn thành một tâm nguyện.
Có lẽ, tình duyên kiếp trước chưa trọn vẹn, cho nên kiếp này lại có thể gặp nhau. Rồi cái duyên ấy nuôi tình yêu lớn dần rồi trở thành phu thê với nhau, người ta nói: "Tu trăm năm được ngồi chung thuyền, tu nghìn năm mới cùng chăn gối”.
Một câu chuyện có thật được kể vào thời nhà Đường, có một ông cụ tên Cát Mậu người Ký Châu muốn con trai mình là Cát Húc cưới được con gái Thôi Kính ở huyện Nam Cung làm vợ. Nhưng mà người con trai lại không đồng ý. Cát Mậu cậy thế, tìm được sai sót của nhà họ Thôi mà ép Thôi Kính phải đồng ý hôn sự này. Vì sợ gia đình gặp rắc rối cô đành đồng ý hôn sự này.
Ngày đón dâu, gia đình họ Cát kia mang rất nhiều sính lễ và kiệu hoa đến rước nhưng người con gái cả của ông Thôi vẫn nhất quyết không chịu bước lên kiệu. Trong lúc nguy nan cô em gái của Thôi Kính xin tự nguyện thay thế. Sau này khi Cát Húc sự nghiệp vang danh, mỗi lần nhắc đến vợ mình ông đều hết lời khen ngợi bà là người vợ hiền, thông minh, hiểu lễ nghĩa.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ hơn về duyên vợ chồng, cho dù bạn là ai, bạn có tin vào quy luật nhân quả hay không thì bạn vẫn đang chịu sự chi phối của nó. Hiểu được điều này chúng ta có lẽ sẽ chẳng bao giờ oán trách số phận vì sao không mang lại cho mình một người chồng tốt đẹp như tiêu chuẩn đã đặt ra.
Vợ chồng đến với nhau nhờ nhân duyên tiền định, cho dù đó là thiện duyên hay ác duyên. Nếu là thiện duyên ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng nếu là ác duyên thì đấy là cơ hội để ta bồi hoàn lại những món nợ cũ của kiếp trước chưa trả xong. Vợ chồng đến với nhau là duyên là phận, dù có bị cưỡng cầu hay không thì người quyết định vẫn là chúng ta, sẽ sống với hôn nhân ấy ra sao, vun đắp thế nào vì hạnh phúc là phải gây dựng chứ không phải ngẫu nhiên mà có được.
Trong kinh Jàkata là bản kinh nói về những kiếp trước của đức Phật có một đoạn Ngài nói là: “Công chúa Da Du Đà La và ta (với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa) không phải chỉ là vợ chồng ở kiếp này tâm đầu ý hợp mà ở nhiều kiếp trước đã từng là vợ chồng của nhau”.
Kỳ thực mà nói mỗi chúng ta đều đang được chi phối bởi duyên nợ và nhân quả, đã là vòng xoay cuộc đời, đã là luân hồi thì đi qua rất nhiều kiếp. Nếu những thiện duyên của hai người còn đủ thì mối quan hệ ấy chúng ta vẫn có thể đồng hành. Còn nếu thiện duyên chẳng đủ thì cũng hãy bình tâm đón nhận, vì từ đây chúng ta đã hết nợ với nhau rồi.
Sống trên đời có hai nghiệp ác chịu quả báo lớn nhất, phạm phải sẽ nhận đủ dày vò khổ đau
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận