Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm được gọi là Tết diệt sâu bọ?

Tết Đoan Ngọ 5/5 hay còn gọi là “Tết giết sâu bọ” theo quan niệm của người Việt Nam. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Hoa Nguyễn
22:38 01/06/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5  m lịch hằng năm khi kết thúc vụ lúa Chiêm, chuẩn bị bước vào vụ lúa mùa. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Vì vậy ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. 

Ngoài ra, ở nước ta tết Đoan Ngọ còn được gọi là "tết giết sâu bọ". Bởi trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến dễ phát sinh dịch bệnh nên dân gian mới lấy ngày 5/5 là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Vào ngày này bà con nông dân thường làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.

vi-sao-tet-doan-ngo-5-5-am-duoc-goi-la-tet-diet-sau-bo-8

Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Riêng với nước ta, nhất là những vùng nông thôn rất coi trọng ngày Tết này và đây cũng là dịp để gia đình được sum họp, đoàn tụ... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố gắng thu xếp để về.

Hằng năm, cứ đến ngày này là không khí của cả làng lại vui vẻ, nhộn nhịp. Nhà nào cũng chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên một cách chu đáo nhất. Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ, khi ấy cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật…

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch. Cách trừ “sâu bọ” trong người có thể thực hiện theo cách như sau: Khi ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, sau đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

vi-sao-tet-doan-ngo-5-5-am-duoc-goi-la-tet-diet-sau-bo-4

Giết sâu bọ, đeo bùa ngũ sắc, mặc áo dấu, xâu lỗ tai cho bé gái, nhuộm móng tay móng chân, đổ bệnh cho cây, khảo cây, đi sêu… là những phong tục riêng của Tết Đoan Ngọ xưa, khiến nó được người phương Tây coi là ngày Tết kì lạ nhất của người Việt.

2. Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Rượu nếp, nếp cẩm: Đây là đồ cúng đầu tiên được nhắc đến trong ngày lễ Đoan Ngọ. Người xưa cho rằng, trong cơ thể con người có nhiều loại ký sinh gây hại khó có thể tiêu diệt. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này ngoi lên, khi ấy chúng ta ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, để tiêu diệt chúng và rượu nếp hay nếp cẩm là món nổi bật nhất.

Bánh tro: Là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

vi-sao-tet-doan-ngo-5-5-am-duoc-goi-la-tet-diet-sau-bo-5

Hoa quả: Hoa quả là món để cúng lễ không thể thiếu được trong ngày 5/5 với các loại quả như mận, vải, xoài xanh,... cùng với mong muốn "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể.

Thịt vịt: Đây là món ăn không thể thiếu của người miền Trung trong ngày tết Đoan Ngọ với mong muốn giúp cho cơ thể mát mẻ hơn.

Chè trôi nước: Đây là món phổ biến của người miền Nam vị man mát, thơm ngon.

Chè kê: Đây là món ăn đặc trưng vô cùng hấp dẫn của người Huế mỗi dịp tết Đoan Ngọ. 

Xem thêm: Trọn bộ văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm năm 2022 chuẩn nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận