Lý giải hiện tượng vì sao chúng ta thường thấy mình trong ảnh xấu hơn ngoài đời?
Có khi nào bạn thử chụp ảnh bằng cam thường và chợt phát hiện ra mình "xấu một cách lạ lùng" hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải hiện tượng vì sao bạn lại thấy mình trong ảnh chụp xấu hơn ngoài đời.
Đã bao giờ bạn được người khác chụp cho 7749 bức hình nhưng mãi không thể lựa được một tấm ưng ý hay không? Dường như những bức ảnh đó "có gì sai sai" khiến bạn cảm thấy thắc mắc khó hiểu, có đôi khi cũng chẳng thể nhận được ra mình bởi vì nó quá xấu. Và nếu như những bức ảnh trông bạn xấu hơn cách mà bạn đang nhận thức về bản thân thì liệu đâu mới là gương mặt thật của bạn?
Não bộ sẽ điều chỉnh để mọi thức trông đẹp hơn thực tế
Nghe câu này có lẽ khá nhiều người sẽ thất vọng, nhưng thực tế khi nhìn vào một thực thể ở ngoài đời thực, não bộ của chúng ta sẽ tự bù trừ đi ánh sáng, chọn góc nhìn và điều chỉnh mức độ gần xa để giúp bạn có thể bắt được vật thể một cách chân thực nhất. Điều này giống như việc sau khi bạn tắt đèn, mắt bạn sẽ tự động điều chỉnh để nhìn được cảnh vật ở trong bóng tối.
Đối với các bức ảnh chụp lại mất đi yếu tố hiệu chỉnh tinh thần, khiến cho ánh sáng, sự tương phản, góc nhìn của vật thể trở nên kém hơn. Một giả thuyết khác lại cho rằng, não bộ không nhìn thấy mặt người như một thể rắn, mà nhìn giống một chất lỏng linh hoạt, với nhiều nhóm cơ trên mặt đang chuyển động mỗi giây. Tuy nhiên nó sẽ không chú ý tới những chuyển động nhỏ này và từ đó loại bỏ đi những khoảnh khắc xấu của bạn.
Tuy nhiên trong ảnh, thời gian sẽ bị "đóng băng" và những khoảnh khắc mà não bộ không chú ý sẽ bị bắt trọn. Vì vậy, những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp họ thường nháy máy liên tục để chọn ra được bức ảnh đẹp nhất của bạn.
Chúng ta có xu hướng đề cao nhan sắc của mình hơn thực tế
Đây là hiện tượng self enhancement bias, mô tả việc con người thường đề cao đặc điểm và khả năng của bản thân hơn là nhìn nhận nó một cách khách quan.
Để kiểm chứng cho điều này, một nghiên cứu đã được thực hiện. Theo đó, những người tham gia sẽ được xem 2 bức ảnh chụp chính họ, một ảnh gốc và một ảnh đã qua chỉnh sửa và chọn ra đâu là ảnh thật của mình. Phần lớn họ đều chọn những bức ảnh đã qua chỉnh sửa. Trong khi đó với những người xa lạ thì họ lại chọn những bức ảnh chưa qua chỉnh sửa.
Khi chúng ta ảo tưởng về nhan sắc của mình, khoảnh khắc phải nhìn vào thực tế khiến không ít người bị "vỡ mộng" và không chấp nhận được sự thật này. Nó giải thích cho việc khi bạn chụp ảnh cho người khác họ đều cảm thấy không ưng, còn bản thân bạn lại chẳng thấy có vấn đề gì cả.
Chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh của mình trong gương
Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên mere exposura effect lý giải rằng chúng ta càng tiếp xúc với thứ gì đó nhiều thì sẽ càng trở nên thích nó hơn. Điều này thường được ứng dụng nhiều trong marketing khi các nhãn hàng luôn tích cực xuất hiện trong quảng cáo để tăng độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng.
Điều này xảy ra tương tự với việc bạn soi gương hằng ngày, bạn càng nhìn lâu càng thấy bản thân trong gương thật ưu tú.
Tuy nhiên hình ảnh phản chiếu trong gương của chúng ta bị đảo ngược, trong khi hình ảnh mà chúng ta được người khác chụp mới chính là gương mặt thật của mình. Vì lẽ đó, đôi khi chúng ta thấy lạ lẫm đối với chính khuôn mặt của mình.
Ngoài ra khi nhìn vào gương, bạn sẽ luôn có cơ hội được điều chỉnh ánh sáng và góc nhìn sao cho đẹp nhất. Một cách vô thức chúng ta sẽ thấy bản thân mình đẹp hơn trong khi đó ảnh chụp thường lại chụp đúng vào "góc chết" khiến bạn trông xấu thậm tệ.
Chúng ta không thích những thứ "giả trân"
Không phải ai cũng giỏi việc tạo dáng hay điều chỉnh nét mặt sao cho thật xinh đẹp trước camera. Đã bao nhiêu lần bạn phải gượng cười trước ống kính trong những bức ảnh chụp tập thể, rồi bắt đầu cảm thấy "thôi bỏ đi, khỏi tạo dáng".
Với mục đích sinh tồn, con người rất tinh vi trong việc nhận diện biểu cảm trên khuôn mặt của mình. Chuyển động thiếu tự nhiên của cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Điều này có thể xảy ra với chính bạn hoặc với những người khác. Chẳng hạn như bạn không thích một diễn viên đóng "đơ" khi vẻ mặt của họ không lột tả được cảm xúc của nhân vật.
Chúng ta bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn
Đôi khi chúng ta thấy mình xấu cũng bởi vì chúng ta luôn tự so sánh bản thân mình với một hình mẫu mình cho là đẹp hơn. Trong thuyết so sánh xã hội, đây được gọi là hình thức so sánh trên upward social comparison. Điều này có thể dẫn tới cảm giác tự ti và bất an về ngoại hình của mình.
Tuy nhiên xét cho cùng, bạn cũng không nên bỏ qua những lý do khách quan làm ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn như góc chụp, ánh sáng và phông nền, điển hình là chúng ta luôn trông xấu hơn trong những bức ảnh thẻ đơn điệu.
Xem thêm: 1001 bí kíp chụp ảnh với hoa sen bằng điện thoại "cực xịn" không thể bỏ qua
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận