Vào chùa hành lễ như thế nào cho đúng - Các nghi lễ không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh

Cùng đi lễ chùa nhưng mỗi người lại hành lễ theo các trình tự khác nhau. Có người lễ Đức Ông trước rồi mới đến lễ Phật, có người đến thẳng Tam Bảo chắp tay lạy Phật… Vậy lễ Phật như nào cho đúng?

Hoa Nguyễn
08:00 03/11/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đối với nhiều người Việt Nam chúng ta, đi lễ chùa đã trở thành nghi thức không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh, nhất là trong các ngày mùng 1 hay ngày rằm. Tuy nhiên, cùng đi lễ chùa nhưng mỗi người lại hành lễ theo các trình tự khác nhau. Vậy lễ Phật như nào mới là đúng?

di chua hanh le 1

5 bước hành lễ khi vào chùa 

Theo các nhà sư và những người am hiểu về đạo Phật, trình tự lễ chùa thường đề cập đến sẽ là : 

Bước 1 : Khi bước vào chùa đặt lễ vật thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông. 

Bước 2 : Đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. 

Bước 3: Đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. 

Bước 4 : Lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Bước 5 : Đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

di chua hanh le 5

Vậy Đức Ông được thờ trong chùa là ai? Tại sao phải đặt lễ vật thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước rồi sau đó mới đến chư Phật, Bồ Tát? Để làm rõ điều này, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội, cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông. Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dường đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa.

Trong tiềm thức dân gian, ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trông coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em. Trẻ con thường được bán khoán cho ngài với niềm tin được ngài che chở bảo hộ cho dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Ngày Đản của ngài là mùng 4 tháng Giêng. Vào ngày nay, nhiều gia đình cho con cháu lên chùa lễ Phật và bái yết ngài”.

Sự tích Đức Chúa Ông

Theo Phật giáo, Đức Chúa Ông là trưởng giả Tu Đạt Đa (cũng gọi là Tu Đạt) là một nhà từ thiện lớn. Ông luôn thích làm những việc tốt, ban phước đức và bố thí cho những người nghèo khổ. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả “Cấp Cô Độc”, nghĩa là “người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.

Theo sự tích kể lại : hôm đó, ông có việc đến thành Vương Xá để thăm người anh rể và không thấy người ra tận cửa trước đón như mọi khi. Đến khi vào nhà ông mới biết mọi người đang chuẩn bị đón tiếp Đức Phật vào hôm sau.

di chua hanh le 6

Khi nghe đến tiếng “Phật”, lòng ông cảm thấy một niềm hoan hỷ lạ thường, nên cũng mong mỏi gặp được Đức Phật để thấy tận mắt. Vì không chờ được Đức Phật vào sáng mai nên nửa đêm, ông một mình băng rừng đi đến khu rừng Sitavana, nơi Đức Phật đang ngự. Tới nơi, Đức Phật đang tọa thiền ngoài trời, vì biết rằng ông sẽ tới, Đức Phật gọi ông bằng tên “Sudatta” và bảo ông đến gần. Sau một thời pháp của Thế Tôn, ông đã xin quy y Phật, sau đó cả nhà ông đều xin quy y với Đức Thế Tôn. Ông thỉnh Phật sang nước Xá Vệ hoằng hóa. Khi trở về thành Xá Vệ, ông quyết định tìm mua một thửa đất thích hợp để Đức Phật và Tăng đoàn thuyết giáo.

Dát vàng khu vườn xây tịnh xá

Ông đã nhận ra rằng chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ Đà là rộng rãi, thoáng mát, có sông nước, có đồi núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, vô cùng thanh tịnh. Nhưng thái tử Kỳ Đà yêu thích khu vườn này và không muốn bán. Sau đó, Thái Tử đã nghĩ ra rằng, nếu đòi một giá bán thật cao thì trưởng giả sẽ phải nhụt chí. 

Thái tử nói: “Thật sự tôi không muốn nhượng khu vườn này cho ông, nhưng thấy ông cứ nài nỉ mãi như thế, thôi thì thế này. Tôi bằng lòng bán với điều kiện như sau: ông hãy lấy vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn. Nếu ông đồng ý trả đủ số vàng như thế thì tôi sẽ nhượng đất cho ông”. Nhưng không ngờ, sau khi Thái Tử nói vậy, trưởng giả lại tỏ ra vui mừng và nhanh chóng huy động người nhà lấy xe chở vàng đến. 

di chua hanh le 7

Vì tò mò, Thái Tử đã gạn hỏi chuyện mua đất và trưởng giả đã nói thật lòng chuyện xây dựng tịnh xá cúng dường Đức Phật và chư tăng. Thái Tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, muốn dâng cây cỏ hoa lá trong vườn cho đức Phật. Thời đó, tịnh xá này có tên là “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên” nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ Đà.

Qua đó có thể thấy được công đức của Đức Ông được thờ phụng trong các chùa. Ngay cả Đức Thế Tôn cũng tụng ca công đức của Đức Ông thì việc lễ bái ngài trước khi lễ Phật không có gì là thất lễ.

Xem thêm: Lý giải nụ cười đầy hoan hỷ của tượng Bồ Tát Di Lặc 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận