Rằm tháng 7 năm 2022 là thứ mấy?
Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày xá tội vong nhân là một ngày lễ quan trọng trong năm. Trong ngày này, các gia đình thường tổ chức cúng rằm một cách rất chỉn chu. Vậy Rằm tháng 7 năm 2022 là thứ mấy?
Rằm tháng 7 năm 2022 là thứ mấy?
Rằm tháng 7 âm lịch không chỉ là một ngày rằm đơn thuần như những ngày rằm khác. Nó còn là ngày lễ báo hiếu cha mẹ – Lễ Vu Lan. Đồng thời ngày xá tội vong nhân hay còn có tên gọi khác là lễ cúng cô hồn để cầu siêu thoát.
Theo truyền thống, ngày rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch. Năm nay, ngày rằm tháng 7 là vào thứ Sáu, ngày 12/8/2022 dương lịch. Như vậy, cúng rằm tháng 7 năm 2022 sẽ được diễn ra từ ngày mùng 2 đến 14/ 7 Âm lịch, tức từ thứ 2, ngày 30/7/2022 đến thứ 7, ngày 11/8/2022 Dương lịch.
Cúng ngày rằm tháng 7 vào ngày nào?
Khác với các ngày rằm khác trong năm. Ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng ngày. Tuy nhiên cúng rằm tháng 7 lại không nhất thiết phải diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể là một trong các ngày từ mùng 2/7 đến 14/7 âm lịch. Miễn là cúng trước ngày 15/7, không quan trọng ngày tốt, xấu.
Lý do xuất phát từ các truyền thuyết dân gian rằng: Từ ngày mùng 2 - 14/7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan; để các vong có cơ hội trở về dương giới và thụ hưởng những lễ vật, vật phẩm mà người dân, người thân cúng tế.
Mặt khác, không cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15/7 Âm lịch. Bởi người ta cho rằng đây là ngày giới hạn của thời kỳ “mở cửa” của Diêm Vương. Khi đó các vong âm phải nhanh chóng trở về nên không thể nhận được đồ thờ cúng; quá kỳ hạn không về kịp thì sẽ mãi mãi là hồn ma vất vưởng, không được siêu thoát. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 Âm lịch.
Cách chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng Phật
Mâm cúng Phật thực chất không cần chuẩn bị cầu kỳ. Chủ yếu là lòng thành của gia chủ. Với những gia đình có thờ Phật thì mâm cúng dâng lên Phật cần chuẩn bị như sau: Mâm cơm chay, Mâm ngũ quả, Hoa tươi (hoa sen,, hoa huệ, hoa mẫu đơn).
Mâm cỗ cúng gia tiên và thần linh
Đối với mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên thì gia chủ chuẩn bị mâm cỗ mặn. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ có thể chuẩn bị cầu kỳ hay đơn giản. Tuy nhiên, có một số lễ vật phải có như: Đĩa xôi/bánh chưng để nguyên, Gà luộc nguyên con, Mâm ngũ quả, Rượu, Nước trắng, Hoa tươi.
Mâm cúng chúng sinh/cô hồn
Mâm cúng này sẽ được đặt ở ngoài trời hay trước cửa chính của ngôi nhà. Các lễ vật sẽ được chuẩn bị như: Tiền vàng, 15- 20 bộ quần áo chúng sinh, Tiền chúng sinh, Mâm ngũ quả, Hoa tươi, Bỏng ngô, Khoai luộc, Bánh kẹo, Tiền thật mệnh giá nhỏ, Cháo trắng, Gạo muối.
Xem thêm: Ngày rằm tháng 7 nên tụng kinh gì?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận