Cách đạt điểm cao môn Vật lý kỳ thi THPT Quốc gia 2021

Vật lý không phải là một môn thi khó đối với nhiều thí sinh chọn theo khối tự nhiên. Thế nhưng để ăn trọn điểm 10 của môn Vật lý lại không phải điều đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những phương pháp làm bài thi này.

Hoa Nguyễn
07:50 04/05/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phân loại các câu hỏi từ dễ đến khó

Để làm tốt bài thi môn Vật lý, bạn cần đọc lướt qua đề thi từ đầu đến cuối, rà soát các câu và phân loại mức độ câu hỏi từ dễ đến khó như sau:

Câu hỏi dễ: Các câu hỏi đọc xong đầu bài là phát hiện ngay được đáp án chính xác

Câu hỏi trung bình: Các câu hỏi cần dùng nhiều công thức mới ra kết quả hoặc đã biết phương pháp làm nhưng mất thời gian.

Câu hỏi khó, lạ: Các câu hỏi không biết phương pháp giải hoặc đọc đề bài xong không hiểu câu hỏi.

Đánh dấu phân loại các câu hỏi dễ, khó và độc lạ. Các bạn nên làm các câu hỏi dễ trước, câu hỏi trung bình và khó làm sau.

cach-lam-bai-thi-mon-vat-

Phân bố thời gian hợp lý

Trong kỳ thi THPT quốc gia, môn Vật lý được thi theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu hỏi, thời gian làm bài là 50 phút. Theo tổng hợp đề thi các năm, thông thường từ câu 1 đến câu 26 thường được sắp xếp từ mức đồ dễ đến khó. Các câu còn lại, mức độ khó dễ có thể sắp xếp lộn xộn. Vì thế hãy đọc lướt đề một lượt trước khi làm bài. 

12 phút đầu: Những câu đầu chủ yếu gồm lý thuyết dễ – trung bình và những bài tập có thể tìm đáp án sau khoảng 1-2 bước làm. Vì thế, thí sinh làm nhanh phần này trong vòng 12 phút đầu tiên. Việc hoàn thành những câu dễ trước giúp thí sinh hưng phấn hơn khi làm bài, tạo cảm giác tự tin để “chiến đấu” với những câu hóc búa sau. 

13 phút tiếp theo: Trước tiên hãy đọc qua một lượt các câu hỏi còn lại sau đó khoanh vùng câu nào quen thuộc mà mình đã có kiến thức và từng làm trước đó. Tuyệt đối không làm theo thứ tự ở những câu này vì có thể câu 33 lại khó hơn câu 40. Trong 12 phút tiếp theo, bạn có thể hoàn thành khoảng 8 câu có mức độ trung bình khó. 

20 phút sau:  Khoảng thời gian này, thí sinh có thể dùng để giải các câu khó, vận dụng cao.

5 phút còn lại: Thống kê lại đáp án, những câu nào không hề có kiến thức vẫn phải tô đáp án. 

cach-lam-bai-thi-mon-vat-

Thí sinh làm câu nào phải chắc ăn câu đó, tô đáp án luôn chứ không bổ trống. Những câu hỏi khó chưa tìm được lời giải dù đã suy nghĩ một lúc, nháp lại để về sau không phải giải lại từ đầu. Sau khi làm xong thí sinh rà soát lại lần cuối xem có bỏ sót câu nào chưa tô đáp án không. Nguyên tắc là không bỏ sót câu nào dù không biết.

Chú ý đến những chi tiết nhỏ trong đề bài

Cẩn thận khi làm bài thi luôn là một yếu tố tiên quyết giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi, cũng như tránh những “bẫy” mà giáo viên ra đề “nhử” bạn vào. Với những môn trắc nghiệm như Vật Lý chỉ cần sai 1 thông số thôi cũng đủ cả đáp án bị sai mặc dù câu trắc nghiệm này rất đơn giản.

Làm quen với tốc độ làm trắc nghiệm

Điểm khác biệt lớn nhất giữa một học sinh giỏi làm bài thi trắc nghiệm môn Lý nói riêng và trắc nghiệm nói chung với một học sinh bình thường ở chính là tốc độ làm bài thi. Người ta thường nói làm nhanh thì dễ sai, những thật sự làm chậm từ từ dễ gây cho bạn những suy nghĩ lan man và đánh mất thời gian để làm cho kịp những câu khác.

cach-lam-bai-thi-mon-vat-

Phải tô hết các câu hỏi trong phiếu trả lời

Ngay khi nhận được đề thi môn Vật lý, thí sinh cần đọc lướt qua một lần để xem câu nào quen thuộc, chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, không mất thời gian tính toán. Sau đó, thí sinh phân bổ thời gian hợp lý, cố gắng hoàn thành các câu lý thuyết trong 15 – 20 phút đầu và không được sai sót bất cứ câu nào. 

Do vậy, thí sinh không được bỏ trống bất cứ câu nào mà không có phương án trả lời. Phải tô ngay vào phiếu trả lời khi tìm ra đáp án, đồng thời đánh dấu vào đề để tiện kiểm tra lại.

Tâm lý vững vàng trong phòng thi

Có một vấn đề các bạn thường hay gặp đó là tâm lý hồi hộp, lo lắng trước kỳ thi. Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường là do bạn không tự tin vào kiến thức, lo lắng đề thi không đúng những những gì mình học hoặc do tâm lý đặt quá nhiều mục tiêu vào kỳ thi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình làm bài thi môn Vật lý của bạn. Bị mắc kẹt lại ở 1 số câu rồi đâm ra lo lắng làm ảnh hưởng chung tới toàn bộ quá trình làm bài thi. Vì vậy, tốt nhất trước khi thi bất kì môn nào các bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, và  không nên đặt mục tiêu quá cao để áp lực bản thân.

Xem thêm: Cách đạt điểm cao môn Hóa học kỳ thi THPT Quốc gia 2021

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận