Ý nghĩa 4 màu hoa hồng cài áo trong lễ Vu lan báo hiếu

Hoa hồng cài áo trong lễ Vu lan báo hiếu là một nghi thức không thể thiếu, mang những ý nghĩa rất đặc biệt.

Đỗ Thu Nga
10:28 29/08/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì và lễ Vu lan báo hiếu 2023 rơi vào ngày nào?

Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức vào rằm tháng 7 hằng năm để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, tổ tiên. Đây cũng là ngày lễ mang ý nghĩa thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến các bậc sinh thành. 

Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu xuất hiện từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu, cứu mẹ ra khỏi kiếp ngọa quỷ (quỷ đói). 

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-40

Qua nhiều năm, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của người Việt. Vào ngày lễ Vu Lan, con cái thường tặng quà, gửi lời chúc lễ Vu Lan, về ăn cơm, đi chùa cầu cho cha mẹ bình an, khỏe mạnh...

Lễ Vu lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Tính theo dương lịch, lễ Vu lan báo hiếu năm 2023 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 30/8. 

Nguồn gốc nghi thức cài hoa hồng lên áo ngày lễ Vu lan báo hiếu

Vào ngày lễ Vu lan báo hiếu, người ta thường cài lên ngực một bông hoa hồng để tỏ lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên. Thế nhưng, vì sao có nghi lễ này thì ít người biết.

Được biết, nghi thức cài hoa hồng lên áo bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Kể rằng, năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở NHật bản đúng Ngày của Mẹ (Mother’s Day - Ngày lễ truyền thống của nhiều nước Âu, Mỹ), thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Khi hỏi ra mới biết, trong ngày này ai còn mẹ sẽ cài hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài bông hoa trắng. 

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-6
Thiền sư Thích Nhất Nhạnh và quyển tùy bút "Bông Hồng Cài Áo"

Đến năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết một cuốn sách mang tên "Bông hoa cài áo". Chính câu chuyện của thiền sư đã khởi nguồn cho nghi thức bông hoa cài áo mùa Vu lan. Đồng thời cũng là đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật về sau, điển hình như bài hát "Bông hồng cài áo" của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ năm 1967.

Trong lễ Vu lan báo hiếu, ngoài nghi thức bông hồng cài áo, còn có các hoạt động tâm linh khác như tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng, lễ xá tội vong nhân, tạo nên một không gian thiêng liêng trong văn hóa tín ngưỡng và sự kết nối giữa người Phật tử với các linh hồn của người thân đã ra đi.

Ý nghĩa các màu hoa hồng cài áo lễ Vu lan báo hiếu

Khi tham gia lễ Vu lan báo hiếu, bạn hãy chọn một bông hồng với màu sắc đúng hoàn cảnh của mình nhé. Và dưới đây là ý nghĩa màu sắc các bông hồng cài áo:

Bông hồng cài áo màu đỏ

Đại đức Thích Giác Giáo từng nói rằng, những người còn cha còn mẹ thì cài lên ngực đóa hồng màu đỏ. Hành động này nhắc nhở, thể hiện rằng, cha mẹ vẫn còn bên cạnh chúng ta.

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-7

Bông hồng màu đỏ là biểu tượng của tình yêu thương, sự ấm áp, kết nối gia đình. Bằng việc cài bông hoa hồng đỏ, người tham dự thể hiện lòng biết ơn vô hạn, tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc mình!

Bông hồng cài áo màu hồng nhạt

Trong trường hợp chỉ còn cha hoặc mẹ, người tham dự sẽ được cài bông hoa màu hồng nhạt, thay vì cài bông hoa hồng đỏ tươi.

Những bông hoa màu hồng nhạt thường tượng trưng cho sự mềm mại, tinh tế và lòng trắc ẩn. Màu sắc này thể hiện sự tôn trọng và sự nhớ thương đối với người cha hoặc mẹ đã ra đi.

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-8

Ngoài ra, việc cài hoa màu hồng nhạt đưa ra thông điệp về việc bày tỏ tình cảm, biết ơn và lòng tri ân đối với người cha hoặc mẹ còn lại. Đây là một cách thể hiện sự tôn kính và ghi nhận những sự hy sinh vĩ đại của đấng sinh thành để đem lại trong cuộc sống an yên cho con cháu.

Bông hồng cài áo màu trắng

Hoa hồng trắng cài trên ngực áo vào lễ Vu lan sẽ dành cho những người đã mất cả cha và mẹ.

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-0

Màu trắng tượng trưng cho sự tưởng nhớ và sự chia lìa âm dương, đây cũng là màu sắc của sự trong sáng và thuần khiết. Màu sắc này không chỉ đại diện cho việc tưởng nhớ những người thân yêu đã ra đi mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ.

Hành động cài hoa hồng màu trắng trở thành lời nhắc nhở cho những người đã mất đi những thứ quý giá nhất trên cõi đời này rằng cuộc sống có hạn, vì vậy cần phải sống một cuộc đời thật tốt để người thân đã ra đi có thể an tâm.

Bông hồng cài áo màu vàng

Theo đạo Phật, hoa hồng vàng đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát. Sự cứu độ chúng sinh đạt tới sự giác ngộ là cách để báo đáp ân tình, báo hiếu cha mẹ ở hiện tại và các đời khác.

Những tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn tất cả chúng sinh, việc cài hoa hồng vàng thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả.

y-nghia-4-mau-hoa-hong-cai-ao-trong-le-vu-lan-bao-hieu-9

Màu vàng trong đạo Phật còn được liên kết với nhiều ý nghĩa tinh thần khác, đó là màu của sự giải thoát, sự thành tựu của tuệ giác và sự hiểu biết sâu sắc.

Màu sắc này cũng tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly và không chấp thủ, là hướng tới việc đạt được sự giải thoát tâm linh và bình an tinh thần.

Xem thêm: Lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận