Lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì?

Chúng ta đang sống trong tháng 7 âm lịch và bước vào mùa Vu lan báo hiếu hằng năm. Trong dịp này, ngoài ngày lễ Vu lan báo hiếu diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch thì từ đầu tháng 7, các tăng ni, phật tử và những người con trong gia đình cũng thường tụng kinh để hồi hướng công đức, mong cầu bình an cho cha mẹ. Vậy, Lễ vu lan báo hiếu tụng kinh gì?

Thái An
Thái An 08/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chỉ còn ít ngày nữa, khắp nơi trên đất nước sẽ diễn ra lễ Vu lan báo hiếu -  một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm của các tăng ni, phật tử với giúp những người con trong gia đình thể hiện tình yêu, lòng tưởng nhớ và đền đáp công ơn cho ông bà, cha mẹ và các đáng sinh thành trong gia đình. Vậy, trong dịp lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì để tăng công đức cho mẹ cha?

Ý nghĩa của ngày lễ Vu lan báo hiếu trong tín ngưỡng người Việt

Lễ Vu lan báo hiếutheo "Đại Việt sử Ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên ghi lại đã bắt đầu du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam từ những năm 1072. Ngày lễ này bắt đầu từ sự kiện Vua Lý Nhân Tông lập đàn cầu siêu cho cha mẹ và theo thời gian, việc này cũng được dân chúng cả nước hưởng ứng và dần dần trở thành ngày lễ lớn trong đạo Phật.

Hiện tại, trong tín ngưỡng của người Việt, Lễ Vu lan báo hiếu vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là dịp lễ lớn để những người con trong gia đình được nói lời cảm ơn và đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

le-vu-lan-bao-hieu-tung-kinh-gi-tung-khi-nao-2

Trải qua chiều dài lịch sử phát triển của đất nước, ngày lễ Vu lan đến nay đã không chỉ được gói gọn trong phạm vi đạo Phật mà rất nhiều gia đình khác trong ngày này cũng hưởng ứng ngày lễ Vu lan.

Trong ngày này, mọi người thường lên chùa làm lễ, làm từ thiện, phóng sinh, làm phước vào ngày đặc biệt này để tích thêm phần công đức cho cha mẹ còn sống để mong họ được sống cuộc đời an yên, cũng như các bậc sinh thành đã khuất trong gia đình để mong sao họ được sớm siêu thoát và trở về với cõi an lạc, thoát khỏi chốn khổ đau.

Lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì?

Tụng kinh được biết đến là việc ghi nhớ và đọc lại lời dạy của Phật. Việc tụng kinh không chỉ giúp người tụng có được khoảng thời gian gác lại phiền não mà còn giúp bạn đè xuống những ý niệm xấu từ đó giúp giảm bớt tội chướng, nghiệp chướng và tăng thêm công đức, phước lộc cho bản thân, gia đình.

Đối với việc tụng kinh trong dịp lễ Vu lan, chúng ta thực hành không chỉ với mục địch cầu an cho cha mẹ, mà còn là để cầu siêu, nhờ sức chú nguyện thanh tính, hoán đổi tâm niệm xấu của người đã khuất để giúp họ sớm ngày được sanh về thế giới an lạc.

Đây cũng là cách để báo hiếu, báo ơn đối với những bậc sinh thành đã khuất, khi chúng ta đã không còn có thể làm gì nhiều để bày tỏ tấm lòng kính hiếu.

Bạn có thể thực hành tụng kinh vào tất cả các ngày trong tháng lễ Vu lan hoặc có thể tranh thủ vào các khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày hoặc trong tuần tùy theo thời gian cho phép của bản thân.

le-vu-lan-bao-hieu-tung-kinh-gi-tung-khi-nao-1

Nếu thắc mắc lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì, bạn có thể tham khảo và thực hành tụng các bài kinh sau đây:

Kinh Vu lan báo hiếu cha mẹ

(Niêm hương bạch Phật, trì chú, lạy Phật)

(Khai chuông mõ, tán hoặc xướng bài “cúng hương”)

Nguyện thử diệu hương vân

Biến mãn thập phương giới

Cúng dường nhất thiết Phật

Tôn Pháp chư Bồ tát

Vô biên Thanh Văn chúng

Cập nhất thiết Thánh Hiền

Duyên khởi quang minh đài

Quá ư vô biên giới

Vô biên Phật độ trung

Thọ dụng tác Phật sự

Phổ huân chư chúng-sanh

Giai phát Bồ-đề tâm

Viễn ly chư vọng-nghiệp

Viên thành Vô thượng đạo.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát (3 lần)

(Đại chúng cùng tụng)

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

(Xướng hoặc Tán 4 câu sau)

Phật thân sung mãn ư pháp giới

Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền

Tùy duyên phú cảm mỵ bất châu

Nhi hằng xử thử bồ-đề tọa.

Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo(3 lần)

(Đại chúng lạy 3 lạy rồi quỳ xuống, tiếp theo chủ sám xướng)

Khể thủ Tam giới Tôn

Quy mạng thập phương Phật

Ngã kim phát hoằng nguyện

Trì tụng Vu lan – Báo ân kinh

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Nhược hữu kiến văn giả

Tất phát bồ-đề tâm

Tận thử nhất báo thân

Đồng sanh Cực Lạc Quốc.

(Đại chúng cùng tụng)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mưu ni Phật(3 lần)

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa!

le-vu-lan-bao-hieu-tung-kinh-gi-tung-khi-nao-3

Kinh Vu lan bồn

(Đại chúng quỳ hoặc ngồi để tụng)

Nam mô Vu-lan Hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh:

(Tây Tần Tam-Tạng Pháp-sư Trúc-Pháp-Hộ dịch)

Văn như thị: Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc viên. Đại Mục-Kiền-Liên, thỉ đắc lục-thông, dục độ phụ mẫu, báo nhũ bộ chi ân; tức dĩ đạo nhãn quán thị thế-gian: Kiến kỳ vong mẫu sanh ngạ quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.

Mục-Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu. Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ chủy thực, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực. Mục-Liên đại khiếu, bi hào thế khấp, trì hoàn bạch Phật, cụ trần như thử.

Phật ngôn: “Nhữ mẫu tội căn thâm kết, phi nhữ nhất nhân lực sở nại hà! Nhữ tuy hiếu thuận, thanh động thiên địa, thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, tứ thiên vương thần, diệc bất năng nại hà! Đương tu thập phương chúng Tăng oai thần chi lực, nãi đắc giải thoát. Ngô kim đương thuyết cứu tế chi pháp, linh nhất thiết nạn giai ly ưu khổ”.

Phật cáo Mục-Liên: “Thập phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhật, Tăng tự-tứ thời, đương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện tại phụ mẫu, ách nạn trung giả, cụ phạn bách vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng dường thập phương đại đức chúng Tăng.

Đương thử chi nhật, nhất thiết Thánh chúng, hoặc tại sơn gian thiền định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh hành, hoặc lục-thông tự tại giáo hóa Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc thập địa Bồ-Tát đại nhân, quyền hiện Tỷ-kheo tại đại chúng trung, giai đồng nhất tâm thọ bát-hòa-la phạn. Cụ thanh-tịnh giới Thánh chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.

Kỳ hữu cúng dường thử đẳng tự-tứ Tăng giả, hiện thế phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, đắc xuất tam đồ chi khổ, ứng thời giải thoát y thực tự nhiên. Nhược phụ mẫu hiện tại giả, phước lạc bách niên, nhược thất thế phụ mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh, nhập thiên hoa quang.

Thời, Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ gia chú nguyện, nguyện thất thế phụ mẫu, hành thiền định ý, nhiên hậu thọ thực. Sơ thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng tăng chú nguyện cánh tiện tự thọ thực”.

Thời Mục-Liên Tỳ-kheo cập đại Bồ-Tát chúng, giai đại hoan hỉ, Mục-Liên bi đề khấp thanh, thích nhiên trừ diệt.

Thời Mục-Liên mẫu, tức ư thị nhật, đắc thoát nhất kiếp ngạ quỉ chi khổ.

Mục-Liên phục bạch Phật ngôn: “Đệ tử sở sanh mẫu đắc mông Tam-Bảo công đức chi lực, chúng Tăng oai-thần chi lực cố; nhược vị lai thế, nhất thiết Phật đệ tử, diệc ưng phụng Vu-Lan bồn, cứu độ hiện tại phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu khả vị nhĩ phủ?”

Phật ngôn: “Đại thiện khoái vấn! Ngã chánh dục thuyết, nhữ kim phục vấn.

Thiện nam tử! Nhược Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Quốc vương, Thái tử, Đại thần, Tể-tướng, Tam công, Bách quan, Vạn dân, Thứ nhân hành từ hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện tại phụ mẫu, quá khứ thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhật, Phật hoan hỉ nhật, Tăng tự-tứ nhật, dĩ bách vị phạn thực, an Vu-Lan bồn trung, thí thập phương tự-tứ Tăng.

Nguyện sử hiện tại phụ mẫu, thọ mạng bách niên vô bệnh, vô nhất thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ mẫu ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhân Thiên trung, phước lạc vô cực.

Thị Phật đệ tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhật, thường dĩ hiếu từ, ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu-Lan bồn, thí Phật cập Tăng, dĩ báo phụ mẫu trưởng dưỡng từ ái chi ân, nhược nhất thiết Phật đệ tử ưng đương phụng trì thị pháp”.

Thời Mục-Liên Tỳ-Kheo, tứ bối đệ tử hoan hỉ phụng hành.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ-tát (3 lần)

le-vu-lan-bao-hieu-tung-kinh-gi-tung-khi-nao-4

Hồi hướng

Để công đức tụng kinh của bạn được gửi tới mẹ cha, ông bà những bậc sinh thành trong gia đình, hãy nhớ khi niệm xong các bài kinh Kinh Vu lan báo hiếu và Kinh Vu lan bồn hãy thực hiện hồi hướng công đức.

Để làm điều này, bạn có thể tụng theo lời kinh sau đây:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nguyện mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát, chư A La Hán, chư Hiền Thánh Tăng, chư Long Thần Hộ Pháp, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Quan Thánh Đế Quân chứng minh, gia trì và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu từ vô lượng kiếp con đã gieo tạo được do niệm Phật, lạy Phật, trì chú, giúp đỡ, cứu mạng chúng sinh cho đến bây giờ. Xin hồi hướng hết cho oan gia trái chủ, nghiệp chướn trong thân, tâm (hoặc đau vùng nào thì nêu tên vùng đó) cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội ngoại đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ và hồi hướng cho con (hoặc những người thân quen nhờ hồi hướng giúp) bình an mạnh khỏe, khai thông trí tuệ, phát tâm bồ đề, ăn chay niệm Phật, tu hành tinh tấn đắc quả thành Phật. Nguyện hồi hướng cho Pháp giới chung sinh đồng thành Phật đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần, xá 3 lần)

Bạn nên thực hiện hồi hướng ít nhất 3 lần, lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt.

Nếu muốn hồi hướng cho người thân hay bất cứ ai cần sự giúp đỡ thì nêu họ tên và tuổi (có thêm địa chỉ càng tốt) đều có hiệu quả như mong muốn.

Hồi hướng cho hương linh, theo họ tên và ngày tháng năm mất, cửu huyền thất tổ sẽ được đón nhận rất hoan hỷ và siêu về cảnh giới đã được chúng ta chủ tâm giới thiệu.

le-vu-lan-bao-hieu-tung-kinh-gi-tung-khi-nao-5

Trên đây là phần giải đáp cho thắc mắc 'Lễ Vu lan báo hiếu tụng kinh gì?". Mong rằng trong tháng lễ đặc biệt này, bạn có thể chăm chỉ thực hành tụng 2 bài kinh nêu trên và thực hiện hồi hướng để gia tăng công đức, báo hiếu tới các bậc sinh thành trong gia đình.

Xem thêm: Tháng cô hồn có nên đi chùa không?

Đọc thêm

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ là lễ Vu Lan báo hiếu, một dịp lớn trong năm để những đứa con trong gia đình được làm những điều đặc biệt để báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ. Bên cạnh những món quà, trong dịp này chúng ta cũng có thể sử dụng những lời chúc ý nghĩa để thể hiện tấm lòng của bản thân.

40+ lời chúc lễ Vu Lan báo hiếu ý nghĩa nhất dành tặng cha mẹ
0 Bình luận

Vua Minh Mạng tổ chức lễ Vu Lan không chỉ để tưởng nhớ cha mẹ mà còn để tri ân các tướng lĩnh đã bỏ mạng vì đất nước và cầu siêu cho các sĩ tử vô danh.

Minh Mạng - vị vua tổ chức lễ Vu Lan nhiều nhất lịch sử
0 Bình luận

Khi mất, linh hồn còn bơ vơ, lạc lõng, chưa định hình được sự sống của mình, có linh hồn còn luyến tiếc của cải, người thân cứ lang thang tìm hoài, có linh hồn thiếu phước thì đói rét vô cùng, những linh hồn của người bệnh thì vẫn còn đau đớn... họ khắc khoải mong tìm được người thân để giúp đỡ họ cho bớt khổ đau, đói rét.

Vu Lan báo hiếu cầu siêu đem lại an lạc cho mọi vong linh
0 Bình luận

Tin liên quan

Cúng rằm tháng 7 là một tục lệ quan trọng trong năm của người dân các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Vậy Rằm tháng 7 có nên cúng chúng sinh không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.

Rằm tháng 7 có nên cúng chúng sinh không?
0 Bình luận

Tháng 7 âm lịch theo quan niệm dân gian chính là thời điểm các vong hồn, ngạ quỷ được xá tội và trở về trần gian khất thực. Cũng chính vì lý do này mà tháng 7 được cho là tháng có nhiều âm khí. Vậy, còn lý do nào khác khiến tháng 7 trở thành tháng nặng âm khí không? Cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao tháng 7 nhiều âm khí?
0 Bình luận

Tháng 7 âm lịch hằng năm hay trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam còn được gọi với cái tên là tháng cô hồn. Trong khoảng thời gian này, để cầu mong bản thân và người nhà được an khang, không bị quỷ ma quấy nhiễu, chúng ta nên tụng những bài kinh nào?

Tháng 7 cô hồn nên đọc những bài kinh nào?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất