Vì sao Yết Kiêu quyết cả đời không lấy vợ?
Yết Kiêu chính là người đục thủng thủng, đánh đắm hàng chục thuyền địch. Tài giỏi là vậy nhưng cả đời Yết Kiêu không chịu lấy vợ, vì sao vậy?
Yết Kiêu (1242 - 1303) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào thời nhà Trần. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê ở làng Hạ Bì, tổng Phương Duy (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, nay là xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc).
Quê mẹ ông ở làng Đồng Nổi (Lang Động, nay là Sơn Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về cuộc đời và chiến công của ông. Trong đó có giai thoại cho rằng, ông sinh ra trong gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ đã phải lăn lội vùng sông nước để kiếm sống và nuôi cha bật tật.
Tương truyền, ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát thì dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Sau đó ông mới biết hai con trâu là mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó giỏi bơi lặn. Ông lội nước mấy dặm như đi trên đất và thường lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.
Vào năm 1285 khi quân Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, Yết Kiêu lập tức lên đường tòng quân bảo vệ đất nước. Ông được nhà trần tuyển vào Thủy quân. Tương truyền, lúc bấy giờ, nhà Trần tổ chức hội thi tuyển chọn người tài ở Vạn Kiếp. Trần Ích Tắc (con trai vua Trần Thái Tông) có gia nô tên Đô Châu là đô vật nổi danh toàn vùng, không có đối thủ. Khi giáp mặt với Yết Kiêu thì thất bại "tâm phục khẩu phục".
Sau hội thi đó, ông được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và trở thành danh tướng thủy quân. Đồng thời, tên Yết Kiêu do Trần Hưng Đạo đặt theo tên loài cá kình ngư khổng lồ ở biển xưa cũng theo ông từ đó.
Dưới trướng của Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu phát huy được tài năng bơi lội thần kỳ của mình. Ông nhiều lần lập công lớn, tương truyền có những đêm một mình ông đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch.
Có lần ông không may bị địch bắt nhưng bằng trí thông minh và tài bơi lội, Yết Kiêu dụ địch thả ông rồi nhảy xuống nước trốn thoát. Sau kháng chiến chống quân Nguyên kết thúc, Yết Kiêu được vua Trần giao nhiệm vụ tháp tùng đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên sau chiến tranh.
Tài giỏi hơn người lại khôi ngô tuấn tú nên việt Yết Kiêu có nhiều người mến mộ, kể cả những tiểu thư cành vàng lá ngọc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, danh tướng tài hoa này chỉ yêu 1 người con gái duy nhất.
Chuyện kể rằng, khi xưa có một viên tướng vô cùng tài giỏi, về ẩn thân bên sông, sống qua ngày với con đò nhỏ. Khi đất nước có họa xâm lăng, ông quay lại trợ giúp Yết Kiêu trong các trận thủy chiến. Vị tướng già ấy có 1 người con gái tên Vân, tài sắc vẹn toàn, cả 2 cha con đều 1 lòng phò tá Yết Kiêu chống địch.
Trong thời gian chống giặc ngoại xâm, Yết Kiêu và cô Vân quen biết nhau. Trước người con gái xinh đẹp lại dũng cảm, Yết Kiêu đem lòng cảm mến. Nhưng xót xa thay, khi tình yêu mới chớm nở thì họ mất nhau.
Trong một trận đánh lớn, vì liều mình đỡ 1 mũi tên địch mà cô Vân qua đời. Mất người yêu, trái tim Yết Kiêu rỉ máu, khó lành lại. Yết Kiêu dành trọn tình yêu cho người con gái tên Vân và quyết cả đời ở vậy, không đến với 1 người nào khác.
Một trong những cô gái đem lòng yêu Yết Kiêu là quận chúa Đinh Lan. Nàng đã tâu với triều đình xin được lấy Yết Kiêu làm chồng. Thế nhưng, Yết Kiêu một mực từ chối, ông thà chết chứ không chịu đổi họ hay làm đám cưới (theo tục lệ nhà Trần, chỉ người trong họ mới được lấy nhau).
Quá tức giận vì bị từ chối, Đinh Lan tâu vua chém đầu Yết Kiêu. Nhưng vua nhà Trần không thể vì thế mà mất đi một viên tướng giỏi.
Người thứ 2 đem lòng si mê Yết Kiêu là An Tư công chúa. Khác với Đinh Lan, An Tư công chúa chỉ dám để tình yêu ấy ở trong lòng. Vì nghĩa lớn, An Tư chấp nhận kế sách gả sang nước Miên để làm tình báo cho quốc gia.
Trước khi đi, nàng chỉ xin Hưng Đạo Vương cho gặp Yết Kiêu 1 lần duy nhất. Sau này, chính Yết Kiêu lại là đầu mối nhận tin báo từ chỗ An Tư công chúa. Một lần, do sơ hở mà ông bị quân địch bắt, rất may, An Tư kịp thời dùng kế giúp Yết Kiêu chạy trốn.
Một lần khác, trong lúc đi sứ, Yết Kiêu đã khiến công chúa Ngọc Hoa (con vua Nguyên) rung động. Vua Nguyên biết chuyện, có ý ép gả Ngọc Hoa cho Yết Kiêu nhưng ông đã nhận ra điều này và từ chối khéo, xin về nước.
Một lòng yêu vị tướng nhà Trần nên công chúa Ngọc Hoa xin vua cha sang nước Nam tìm người. Triều đình nhà Trần thấy vậy liền đưa tin Yết Kiêu đã tạ thế để không mất đi tướng giỏi.
Ngọc Hoa sang đến Móng Cái nghe tin giữ liền lập đền thờ 7 ngày 7 đêm. Sau đó gieo mình xuống sông tự vẫn.
Xem thêm: Đại tướng Nguyễn Kim: Bề tôi tận trung, anh hùng nơi sa trường chết yểu vì 1 miếng dưa hấu
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận