Vì sao trong kinh Phật có câu "Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả"?

Kẻ trí sợ “nhân”, người ngu thì sợ “quả”. Chúng sinh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái “quả” mà sợ mà cầu...

Đỗ Thu Nga
17:00 08/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân quả là định luận căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lý, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. 

Vậy nên Đức Phật mới dạy, nhân quả không chừa một ai. Vạn sự vạn vật trên thế gian đều có nhân quả, suốt cả cuộc đời, chẳng ai tránh được nhân quả của mình.

Trong kinh Phật có câu: "Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả", vì sao vậy? Bồ tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái manh nha, đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn là mỗi người chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui. Không gieo nhân khổ thì không gặp quả khổ;  luôn gieo trồng “nhân” vui thì “quả” vui không vời cũng đến. Đây là sự hiểu biết và hành động của người giác ngộ. 

Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là "nhân" đau khổ liền sợ hãi, tìm mọi cách diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là "nhân" đau khổ, Bồ tát tu hạnh bố thí để tiêu diệt. Thấy buông lung ngạo mạn là "nhân" phá hoại đức hạnh, Bồ tát trì giới để khử dẹp.

Vi-sao-trong-kinh-Phat-co-cau-Bo-Tat-so-nhan-chung-sinh-so-qua-8

Lại thấy nóng giận là "nhân" gây nhiều tội lỗi, Bồ tát tu  hạnh nhẫn nhục để dẹp. Thấy lời biếng bê tha là "nhân" hư thân mất công đức, Bồ tát tu hạnh tinh tấn để đánh đuổi. Thấy tâm tán loạn là "nhân" điên đảo tối tăm, Bồ tát tu thiền định để thu nhiếp. Thấy ngu si là "nhân" trầm luân sinh tử, Bồ tát tu trí tuệ để chiếu phá. 

Bồ tát thu hạnh để diệt trừ cái "nhân" xấu xa, tội lỗi, mù tối, hiểm nguy vốn dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái "nhân" ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Đó chính là tu lục độ, đang hành hạnh Bồ tát và đến khi giác ngộ là Bồ tát thật sự.

Kẻ trí sợ “nhân”, người ngu thì sợ “quả”. Chúng sinh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái “quả” mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui mà “nhân” đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo thì một khi “quả” đau khổ đến dẫu cầu khẩn van xin cũng vô ích. 

Cầu mong, mơ ước "quả" an vui, nhưng "nhân" không chịu gieo, không chăm chút thì “quả” từ đâu mà đến? Đây là sự khác biệt giữa kẻ mê và người giác; tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể trừ bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào “nhân” là giác, không ai là không thể làm được việc đó. 

Từ "nhân" đến "quả" còn cần có những sự kiện trợ giúp đầy đủ mới được viên mãn. Không có thể có nhận định tất nhiên rằng có “nhân” là có “quả” bởi vì thời gian từ “nhân” đến “quả” là giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bị tiêu mòn, tùy theo những sự kiện trợ giúp. Biết rõ như thế, mỗi chúng ta có thể chuyển “nhân” xấu thành tốt, hoặc “nhân” tốt trở ra xấu.

Không phải một cách ngẫu nhiên mà đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni lại dạy về luật nhân quả trong hầu hết các kinh điển. Mỗi lời dạy của Ngài đều hàm chứa vô số ý nghĩa, song cũng không ngoài mục làm cho tất cả chúng sinh đều nhận ra được mối quan hệ giữa nhân duyên đời trước và quả báo đời sau của mình. 

Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại. Như vậy sẽ tuyệt đối không có sự làm liều, nói ẩu, để rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong hiện tại và tương lai.

Xem thêm: Đức Phật dạy 5 lý do người Phật tử tại gia nên làm giàu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận