Vì sao gọi âm phủ là suối vàng, chín suối?

Người Việt thường gọi âm phủ là "suối vàng" hoặc "chín suối", vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
14:58 10/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu thường xuyên xem phim hoặc một số lời kịch, bạn sẽ thấy người ta hay có câu "xuống cửu tuyền mới có thể nhắm mắt". Bạn có thắc mắc, sao người ta không gọi là âm phủ mà lại gọi là cửu tuyền không?

Được biết, ban đầu cửu tuyền được gọi là hoàng tuyền, tức suối vàng. Nó được ghi chép đầu tiên trong "Tả truyện". Đó là phần đầu trong câu chuyện “Trịnh Bá khắc Đoạn vu Yên” (Vua Trịnh đánh bại Đoạn ở đất Yên) thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Chuyện nói về chúa nước Trịnh là Trịnh Trang Công (tên thật là Cơ Ngụ Sinh) rất hiếu thảo với mẹ. Mẹ ông là bà Khương Thị (vợ vua Trịnh Vũ Công). Bà có 2 người con, con lớn là Thái tử Ngụ Sinh, sau đăng cơ làm vua TRang Công. Con kế là Cơ Đoạn. Tuy cả hai đều là con của bà, nhưng bà lại thương không đồng.

Vi-sao-goi-am-phu-la-suoi-vang-chin-suoi

Trang Công lúc sinh ra bị khó sinh, chân ra trước, làm Khương Thị bị đau đớn và kinh sợ, bởi vậy đặt tên cho ông là “Ngụ Sinh”, cũng rất chán ghét ông. (Ngụ Sinh nghĩa là khó sinh, sinh ngược). Và kể từ đó, bà cho Ngụ Sinh là đứa con oan gia bất hiếu, vì hành hạ bà đau đớn ngay từ lúc đầu. Do đó, mà bà sinh tâm ác cảm với Ngụ Sinh. Ngược lại, bà rất thương yêu nuông chiều Cơ Ðoạn.

Vì có ý muốn cho Ðoạn lên làm vua, nên bà tìm đủ mọi phương cách thủ đoạn dèm pha hãm hại Trang Công. Việc hãm hại của bà kể từ khi Trang Công còn làm Thái tử, cũng như sau khi ông lên làm vua. Về sau, việc âm mưu hãm hại của bà bị bại lộ. Trang Công biết được em mình là Ðoạn nổi loạn phản nghịch, nên cử binh đánh dẹp và cuối cùng Ðoạn phải tự tử. Ông giận mẹ làm nội ứng cho Đoạn để giết mình lấy ngôi, bèn an trí Vũ Khương tại ấp Dĩnh và thốt lên lời thề chỉ gặp lại mẹ khi nào xuống suối vàng: “Bất chí hoàng tuyền, vô tương kiến dã”, tức “Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn mặt nhau”.

Đại phu Dĩnh Khảo Thúc can ngăn Trang Công, khuyên ông nên giữ đạo hiếu với mẹ. Trịnh Trang Công hối hận, muốn đón Vũ Khương về. Theo kế của Dĩnh Khảo Thúc, ông đào hầm đất, đến chỗ có suối chảy, coi đó là suối vàng, rồi sai người rước Vũ Khương tới làm lễ gặp mặt. Hai mẹ con gặp nhau dưới hầm và nối lại tình cảm như trước.

Không ít ghi chép thời Tần, Hán đều nhắc đến “Hoàng tuyền”. Chữ “tuyền” này có thể là do trước đây khi người ta đào giếng đến một độ rất sâu có thể gặp mạch nước (suối) ngầm. Do đáy giếng có đất bùn nên khi nước chảy vào thì có màu vàng, vì thế mà gọi là “suối vàng”. Người sau khi chết sẽ được chôn ở dưới lòng đất, mọi người đều nghĩ “âm tào địa phủ” là một nơi rất sâu, vì thế dùng từ “suối vàng” để ví.

Nhưng mà chữ “cửu” hàm ý là có liên quan đến khái niệm của người Trung Hoa xưa. “Cửu” (9) là số một chữ số lớn nhất, thời cổ đại có nghĩa là “hết sức, cực điểm, đứng đầu”. Người xưa cho rằng, người ta chết là trở về với cát bụi, chôn dưới lòng đất và phải xuống âm phủ. Mà âm phủ nhất định phải cách mặt đất rất xa, xa đến người bình thường không thể tới, cho nên ở phía trước chữ “tuyền” nhất định phải thêm chữ “cửu” để tăng thêm cảm giác sâu xa thần bí.

Trong truyện Kiều có câu:

“Ðã không kẻ đoái, người hoài

Sẵn đây ta thắp một vài nén hương

Gọi là gặp gỡ giữa đường

Họa là người dưới suối vàng biết cho”

Tóm lại, nói suối vàng hay chín suối ý nghĩa không khác nhau, cả hai đều là chỉ cho chỗ ở của người chết vậy.

Xem thêm: Bàn về 8 giới trong Phật đạo: Bát quan trai giới có ý nghĩa gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận