Big C - "con cưng" của đại gia Thái Lan vì sao bị "xóa sổ" thương hiệu?

Hệ thống siêu thị Big C đã bị "xóa sổ" tên thương hiệu sau 22 năm tồn tại và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
08:53 03/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao Central Retail "xóa sổ" tên thương hiệu Big C?

Ngày 2/3, tập đoàn Central Retail Việt Nam thuộc Tập đoàn Central Group (Thái Lan) cho biết, hệ thống siêu thị Big C một thành viên của tập đoàn đang dần chuyển đổi với diện mạo mới cùng với những cải tiến về không gian mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho khách hàng. 

Tập đoàn cho biết, từ hôm 1/3, 3 siêu thị Big C tại TP Hồ Chí Minh gồm Big C An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã được tháo biển cũ và thay bằng tên gọi mới là Tops Market. Đặc điểm chung của các siêu thị này đặt trong các tòa chung cư. 

 4 siêu thị Big C tại Hà Nội (The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn) cũng sẽ hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý III năm nay.

vi-sao-big-c-doi-ten-thuong-hieu-tai-viet-nam-0
Loạt siêu thị Big ở Việt Nam đã được đổi tên

Cùng với đó, từ cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/201, các Đại siêu thị Big C - là các siêu thị nằm trong các Trung tâm thương mại đã chuyển đổi thành  Đại siêu thị GO! Đã có 5 Đại siêu thị GO! hoàn tất quá trình đổi tên và đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái, tọa lạc các các tỉnh, thành gồm: Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Hạ Long và Vĩnh Phúc.

Bên cạnh việc chuyển đổi Big C sang GO! thì doanh nghiệp này cũng đầu tư xây dựng các Đại siêu thị GO! tại Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Buôn Ma Thuột, Quảng Ngãi. 

Trong năm 2021, số Đại siêu thị Big C cũng sẽ lần lượt đổi ttênthành GO!. Như vậy, Big C sẽ chấm dứt 22 năm tồn tại ở thị trường Việt Nam. 

Central Retail đánh giá, thị trường Việt Nam nói chung và Big C nói riêng là thị trường tiềm năng. Central Retail đã có kế hoạch tận dụng Big C như một nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh tại Việt Nam. 

Theo đánh giá của Kantar, giữa COVID-19, bán lẻ Việt Nam vẫn tăng trưởng. Và ở đó, Big C là 1 nhà bán lẻ chính đạt hiệu quả hoạt động mạnh mẽ, tăng trưởng cả về số lượng khách hàng và chi tiêu bình quân mỗi lần ghé thăm.

Hồi tháng 7/2020, giám đốc điều hành của Central Retail đã khẳng định, tập đoàn thành công tại Việt Nam. Tập đoàn này hiện đang không ngừng tìm kiếm, mở rộng đầu tư vào Việt Nam vì thấy đây là đất nước tiềm năng.

Central Retail cũng cho biết, doanh nghiệp tạo ra khoảng 300 triệu baht (khoảng 202 tỷ đồng) vào năm 2014, hiện Central Retail Việt Nam đã báo cáo doanh thu 37 tỷ baht (tương đương 29.192 tỷ đồng) trong năm 2019.

Trước khi bị "xóa sổ" tên thương hiệu tại Việt Nam, Big C Thăng Long đã "hốt bạc" thế nào?

Big C Thăng Long bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999 tại mặt đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng với Metro Việt Nam, Big C Thăng Long là siêu thị có mặt sớm nhất tại Hà Nội. Vì vậy trở thành địa điểm mua sắm quen thuộc của thủ đô. 

Thế nhưng đến năm 2016, thị trường bán lẻ thực sự chấn động khi Tập đoàn Casino đến từ Pháp bất ngờ bán Big C cho Central Retail, doanh nghiệp Thái Lan với mức giá hơn 1 tỷ USD. Central Retail là công ty con của Central Group - tập đoàn đa ngành nổi tiếng của Thái. 

Trước khi được bán cho đơn vị khác, tình hình tài chính của Big C Thăng Long hiếm khi được tiết lộ. Chỉ biết vào năm 2012, doanh thu của Big C Thăng Long lên tới 3.500 tỷ đồng. Còn sau đó, doanh thu của công ty trong các năm 2016, 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 2.695,8 tỷ đồng; 2.698,5 tỷ đồng; 3.169,1 tỷ đồng và 3.639,3 tỷ đồng.

vi-sao-big-c-doi-ten-thuong-hieu-tai-viet-nam-4
Big C Thăng Long từng là hệ thống siêu thị đông khách nhất tại Việt Nam

Về lợi nhuận, so với mức 211 tỷ đồng năm 2016, càng về sau, Big C Thăng Long càng đi lùi. Giai đoạn 2016-2019, lãi ròng tại Big C Thăng Long đạt lần lượt 84 tỷ đồng; 149,5 tỷ đồng, 174,4 tỷ đồng và 177,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các siêu thị ngoài Big C Thăng Long cũng chứng kiến thăng trầm về doanh thu và lợi nhuận.  Trong năm 2017, ngay sau khi về tay tỷ phú Thái Lan, Big C An Lạc giảm 50% so với năm 2012 xuống chỉ còn 1.300 tỷ đồng. Một số Big C khác thì đi ngang về doanh thu và lợi nhuận.

Big C Thăng Long được xem là người anh cả đóng vai trò quan trọng trong chuỗi Big C tại Việt Nam. Năm 2019, đơn vị này mang về doanh số 27,65 tỷ baht (khoảng 20.454 tỷ đồng) cho công ty mẹ. Như vậy, doanh thu của Big C Thăng Long chiếm 17,8% tổng doanh thu toàn chuỗi.

Ngoài Central Retail thì Big C Thăng Long còn có các cổ đông khác, đó là: Công ty cổ phần Thăng Long GTC. Thăng Long GTC sở hữu 35% vốn tại Big C Thăng Long. Phần giá gốc này được xác định là 317 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương mại quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long là gần 906 tỷ đồng. Tới thời điểm cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 939,4 tỷ đồng.

Năm 2017, Thăng Long  GTC nhận được 57,4 tỷ đồng cổ tức từ Big C Thăng Long. Đơn vị này chi 164 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Trong khi đó, lợi nhuận năm 2016 của Big C Thăng Long chỉ là 84 tỷ đồng.

Các năm trước và sau 2017. Thăng Long GTC không công bố thông tin này nên không rõ công ty có được nhận thêm cổ tức từ Big C Thăng Long hay không.

Big C Thăng Long mạnh tay trả cổ tức trong năm 2017 khi công ty ghi nợ phải trả lớn. Chỉ tiêu này đạt  593,3 tỷ đồng, chiếm 65,1% vốn chủ sở hữu của công ty. Tới cuối năm 2019, con số này tăng lên 644,7 tỷ đồng, chiếm 68,6%.

Cuộc đời bi thương trái ngược hoàn toàn với diện mạo "cực phẩm" của Thái tử Bảo Long: Tuổi thơ nhung lụa, cuối đời cô quạnh không vợ con

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận