Vài điểm mới từ đề minh họa tốt nghiệp THPT từ 2025
Đề minh họa cấu trúc, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 có sự kế thừa là giữ cấu trúc 2 phần đọc hiểu và Làm văn; có kĩ năng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Về phạm vi kiến thức, ngữ liệu phần đọc hiểu, nghị luận xã hội nằm ngoài chương trình sách giáo khoa; nghị luận văn học về các thể loại truyện/thơ/kịch…; kiến thức xã hội.
Ngoài những kế thừa trên, đề minh họa có những điểm mới như sau:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Trước 2025
- Số điểm: 3 điểm
- Số câu hỏi: 4 câu
- Tính chất câu hỏi: Chú trọng các đặc điểm hình thức, nội dung: phương thức biểu đạt, lý giải nghĩa, ý nghĩa của từ/câu, thể hiện quan điểm về vấn đề…
Từ 2025
- Số điểm: 4 điểm
- Số câu hỏi: 5 câu.
- Tính chất câu hỏi: Bên cạnh các câu hỏi về đặc điểm hình thức, nội dung: phương thức biểu đạt, lý giải nghĩa, ý nghĩa của từ/câu, thể hiện quan điểm về vấn đề …, đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 bổ sung những câu hỏi liên quan đến đặc trưng thể loại, các câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng, liên hệ với thực tiễn.
II. Phần làm văn
Trước 2025
- Câu 1: Viết đoạn nghị luận xã hội
- Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm/đoạn trích thơ/văn/kịch đã được học trong chương trình SGK THPT (chủ yếu chương trình lớp 12).
Từ 2025
Linh hoạt giữa câu 1 và câu 2. Ngữ liệu cả hai phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nằm ngoài SGK.
Nếu ngữ liệu ở phần Đọc hiểu là văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản thông tin thì phần nghị luận xã hội sẽ viết đoạn văn còn phần nghị luận Văn học sẽ yêu cầu viết bài văn.
Ngược lại, nếu phần đọc hiểu có ngữ liệu là văn bản Văn học hoặc văn bản nghị luận văn học thì đề nghị luận xã hội sẽ yêu cầu làm bài văn, nghị luận văn học sẽ yêu cầu viết đoạn văn.
Tổng độ dài các ngữ liệu trong đề thi không quá 1300 chữ.
Phần đọc hiểu trong đề thi minh họa tăng 1 điểm, tạo cơ hội cho học sinh “kiếm điểm” ở những câu trả lời ngắn.
Số lượng câu hỏi đọc hiểu tăng 1 câu, vấn đề được hỏi xoay quanh đặc điểm hình thức, nội dung và liên hệ vấn đề với thực tế. Về cơ bản không có điểm khác biệt lớn các loại câu hỏi trong đề thi những năm trước đây. Tuy vậy, cô Đình Thị Thủy lưu ý, đề mới sẽ xuất hiện thêm các câu hỏi về đặc trưng thể loại.
Ví dụ, thể loại truyện ngắn sẽ có thể xuất hiện các câu hỏi: ngôi kể, nhân vật, nhân vật trung tâm, điểm nhìn, sự dịch chuyển điểm nhìn. Thơ ca có thể hỏi: nhân vật trữ tình, giọng điệu, hình ảnh, hình ảnh trung tâm, cấu tứ…
Ngoài ra, các câu hỏi về biện pháp tu từ cũng có thể yêu cầu học sinh xác định, nhận diện cụ thể hơn đặc điểm, kiểu loại của biện pháp tu từ (ví dụ biện pháp so sánh đơn, so sánh kép).
Nghĩa là, trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh cần nhạy bén trong việc tiếp nhận, nhận diện, đánh giá cụ thể, sâu sắc các biểu hiện của đơn vị kiến thức từ chính bài học cụ thể.
Phần Làm văn có tỉ lệ điểm thấp hơn so với đề thi những năm trước 1 điểm, phần này cũng có sự linh hoạt giữa yêu cầu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nếu đề thi từ năm 2024 trở về trước cố định câu nghị luận xã hội là đoạn văn 200 chữ (với 2 điểm), nghị luận văn học là bài văn (với05 điểm, ngữ liệu trong SGK) thì đề thi từ 2025 sẽ linh hoạt, có thể yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học hoặc viết bài nghị luận xã hội và đoạn nghị luận văn học. Phần đoạn văn khoảng 200 chữ với 2 điểm, phần bài văn khoảng 600 chữ với 4 điểm.
Vấn đề nghị luận trong đoạn/bài Nghị luận xã hội không nhất thiết phải liên quan đến ngữ liệu phần đọc hiểu.
Nghị luận văn học sẽ yêu cầu đa dạng kiểu bài: phân tích đánh giá văn bản, so sánh hai văn bản, phân tích làm rõ một đặc điểm của thể loại qua văn bản…
Xem thêm: Đáp án chuẩn môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận