Vaccine Hayat-Vax và những điều cần biết

Ngày 10/9, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine Hayat - Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đỗ Thu Nga
10:41 22/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo văn bản do Thứ trưởng Trương Quốc Cường ký, vaccine Hayat - Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Loài vaccine này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.

Vào ngày 1/10, Viện Kiểm định Quốc gia về vắc-xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) đã cấp giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, sinh phẩm cho 7 lô vắc-xin Covid-19 Hayat-Vax. Đây là 7 lô vaccine đã được nhập khẩu về Việt Nam ngày 29-9 vừa qua với tổng số hơn 1 triệu liều Hayat-Vax.

Kết luận của Viện Kiểm định quốc gia về vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) cho biết 7 lô vaccine này đạt yêu cầu về thử nghiệm kiểm định theo tiêu chuẩn đăng ký của nhà sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt và đạt yêu cầu về soát xét hồ sơ và bảo quản dây chuyền lạnh trong quá trình nhập khẩu, được phép xuất xưởng.

vaccine-hayat-vax-cua-nuoc-nao

Dưới đây là một số thông tin quan trọng về vaccine Hayat-Vax:

- Đây là loại vaccine bất hoạt từ chủng SARS-COV-2 được nuôi cấy trên tế bào Vero; kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại SARS-COV-2 để ngăn ngừa bệnh COVID-19. 

- Vaccine Hayat-Vax được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. 

- Có thể sử dụng tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 là vaccine Sinopharm.

- Lịch tiêm gồm 2 liều cách nhau từ 2 - 4 tuần; mỗi liều tiêm 0,5ml, tiêm bắp.

- Chống chỉ định: Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào (hoạt chất, tá dược) có trong thành phần của vaccine, hoặc người có phản ứng dị ứng với lần tiêm vaccine này trước đó.

vaccine-hayat-vax-cua-nuoc-nao

- Thận trọng khi tiêm chủng:

  • Thận trọng với người có bệnh lý về máu như giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
  • Người đang điều trị ức chế hệ thống miễn dịch hoặc mắc hội chứng suy giảm miễn dịch thì phản ứng miễn dịch với vaccine có thể bị giảm: nên hoãn tiêm chủng cho đến khi kết thúc đợt điều trị.
  • Người bị chứng động kinh không kiểm soát và các rối loạn thần kinh tiến triển khác.
  • Tương tác của vaccine với các vaccine khác: Chưa có kết quả thử nghiệm lâm sàng của vaccine này tiêm cùng với vaccine khác.

- Phản ứng sau tiêm chủng:

  • Phản ứng phổ biến: Đau tại chỗ tiêm.
  • Phản ứng thường gặp: Cơn đau thoáng qua, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy; đỏ, sưng, ngứa và chai cứng ở chỗ tiêm.
  • Phản ứng ít gặp: Phát ban da tại chỗ tiêm; buồn nôn và nôn, ngứa tại chỗ tiêm, đau cơ, đau khớp, buồn ngủ, chóng mặt... 
  • Chưa quan sát phản ứng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến loại vaccine này.

Như vậy, hiện Việt Nam có 7 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng và đang triển khai tiêm chủng tại Việt Nam gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất) , Sputnik V (Viện nghiên cứu Gamaleya), COVID-19 Vaccine Janssen (Johnson & Johnson), Spikevax (COVID-19 Vaccine Moderna), Comirnaty (Pfizer – BioNTech), Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/ Sinopharm) và Hayat - Vax.

Xem thêm: Có thể tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận