Thiền định - cánh cửa phá tan bóng tối của bệnh trầm cảm

Khi chúng ta lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong thì sẽ đủ mạnh mẽ tìm ra cách xử lý vấn đề. Và thiền định có thể giúp chúng ta giải quyết trầm cảm.

Đỗ Thu Nga
14:00 26/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi của người bệnh và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất.  

Khoảng 10 - 15% dân số mắc bệnh trầm cảm ở một giai đoạn nào đó của cuộc sống. Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, khoảng 50% bệnh nhân mắc trầm cảm trong lứa tuổi từ 20-50 tuổi, trung bình 40 tuổi. Tần suất mắc ngày càng tăng ở các đối tượng dưới 20 tuổi, nguyên nhân có thể liên quan đến tính trạng lạm dụng rượu và chất ở nhóm tuổi này ngày càng tăng.

Tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp 2 lần nam giới, thường gặp ở nhóm người có mối quan hệ xã hội kém hoặc độc thân, ly dị.

Trầm cảm dưới góc nhìn Đạo Phật

Theo Đạo Phật, trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm của chúng ta. Cách chúng ta tiếp xúc, phân tích và hiểu rõ những tác nhân ấy mới là quan trọng, mới là yếu tố chính dẫn đến trạng thái trầm cảm của chúng ta. Chính lối tư duy không đúng đắn của chúng ta đã khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm.

Vì thế, Phật giáo giúp chúng ta chú trọng vào việc thay đổi cách tư duy, phân tích vấn đề, chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực, mang mầm mống bệnh hoạn thành tư tưởng tích cực, lành mạnh. 

Ung-dung-Thien-dinh-trong-viec-chua-tri-benh-tram-cam-9

Ví dụ như khi ta hiểu việc quá coi trọng chính mình, lấy mình làm trung tâm là nhân tố chính gây ra trầm cảm, thì chúng ta bắt đầu tìm cách để loại bỏ thói quen ấy, nghĩ về người khác nhiều hơn. Hoặc đơn giản là suy nghĩ rằng, sự trầm cảm mà chúng ta đang chịu là do những nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ của chúng ta. Giờ này đã đến lúc chúng ta trả quả, khi trả hết rồi thì chúng ta sẽ hạnh phúc. 

Cho nên, chúng ta vui vẻ đón nhận, không oán hận, không trốn chạy. Và cũng không quên tập trung tâm từ bi, nuôi lớn lòng yêu thương trong tâm của mình thì sẽ đẩy lùi được chấp ngã, lấy mình làm trung tâm sẽ bị suy yếu dần. 

Khi chúng ta ước muốn đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người và mọi loài, và chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi người khác có hạnh phúc thì niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ được nhân đôi.

Thiền định - ứng dụng Phật pháp chữa trầm cảm

Trầm cảm theo góc nhìn Phật giáo đó là vấn đề của suy nghĩ vì thế ta có thể dùng Thiền như một cách hữu hiệu để chữa lành những vết thương tâm lý. Bạn có thể học Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong việc áp dụng Phật pháp để chữa bệnh:

Trước tiên ta phải lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong mới đủ mạnh mẽ tìm cách xử lý vấn đề. Và thiền  định có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm.

Tìm không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng để cảm thấy mình thoải mái và ngồi lên một miếng niệm phù hợp với cơ thể giúp bạn ngồi trong khoảng thời gian mà không cảm thấy mệt mỏi.

Bạn có thể dùng chuông như là cách để bắt đầu buổi thiền tịnh. Nếu không, bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại để sử dụng khi cần.

Ngồi đúng tư thế thiền: Giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Bắt đầu thư giãn từ mặt đến chân để toàn bộ các cơ trên cơ thể được thả lỏng.

Ung-dung-Thien-dinh-trong-viec-chua-tri-benh-tram-cam

Chú ý đến hơi thở của bạn khi hít vào thở ra thật sâu, đều. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến hơi thở, cơ thể và tâm trí sẽ kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem lại niềm vui, sự bình tĩnh, thư giãn. Đây cũng là lý do vì sao thiền tịnh lại giúp trấn an tâm trí con người.

Khi bạn hít thở hãy suy nghĩ đến những điều tích cực và mỉm cười.

Thiền đơn giản chỉ cần 5 phút, cho dù ở trong nhà hay ngoài trời, bạn chỉ cần nơi yên tĩnh là được. Thậm chí khi ngồi xe buýt, nơi làm việc... dù không phải ngồi Thiền nhưng chỉ cần tập trung tĩnh tâm, duy trì hơi thở nuôi dưỡng và phục hồi bản thân.

Bạn cũng nên ngồi Thiền thường xuyên để hình thành thói quen đó là một món ăn tinh thần cho cơ thể bạn. Nhất là trong lúc bạn cảm thấy căng thẳng.

Như vậy, chúng ta có thể vận dụng giáo lý Đạo Phật để điều trị bệnh trầm cảm với chức năng như là một liệu pháp tâm lý để giúp cho người bệnh giải tỏa sự trầm cảm một cách hiệu quả và ngăn ngừa chứng trầm cảm tái phát. Liệu pháp tâm lý này có thể chữa trị trên cả phương diện, tâm lý và sinh lý. 

Xem thêm: Sám hối như thế nào mới đúng pháp, mới tẩy hết sạch tội lỗi?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận