Sám hối như thế nào mới đúng pháp, mới tẩy hết sạch tội lỗi?
Nhờ pháp sám hối của Đạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân trở nên hạnh phúc và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc.
Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả". Kinh nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau.
Đức Phật dạy, sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.
Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.
Vậy sám hối sám hối như thế nào mới đúng pháp, mới tẩy hết sạch tội lỗi? Con đường để sám hối đúng pháp là con đường Tu Tập Tứ Diệu Đế để biết rằng vạn pháp là vô thường, duyên sanh vô ngã. Từ đây sanh ra trí tuệ hoàn toàn tin sâu Phật pháp, tin nhân quả mà không bao giờ làm việc ác nữa. Những việc xấu ác xưa kia nhờ xấu hổ xám hối mà chúng nhanh tiêu trừ.
Quan trọng là tinh tấn tu Tứ Diệu Đế viên mãn thì chứng thánh quả A La Hán, thoát khỏi được mọi khổ đau trong luân hồi lục đạo. Lại phát nguyện tu hành lục độ ba la mật để cứu độ chúng sanh thì Phước báu vô lượng, mau thành Phật quả.
Sám hối là một pháp môn tu tập, là đại nguyện thứ tư: Tứ giả sám hối nghiệp chướng của Bồ Tát Phổ Hiền để Ngài hướng dẫn hết thảy Bồ Tát và chúng sanh cùng tu tập.
Quý hành giả muốn học cách sám hối đúng pháp thì chư Phật, Bồ Tát Tổ Sư đã dạy rất rõ trong nhiều Kinh Luật Luận hay các bài sám tụng như:
1. Kinh Tàm Quý
2. Kinh Đức Phật thuyết về Ba Hạng Người
3. Kinh Mười Thiện Giới
4. Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát
5. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
6. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
7. Kinh Hồng Danh Sám Hối
Về các kinh văn sám hối như:
1. Lương Hoàng Sám
2. Thủy Sám Pháp Văn
3. Sám Quy Mạng Thập Phương ...
Đó là một số kinh và sám văn điển hình về sám hối mà Đức Phật, Chư vị Bồ Tát Tổ Sư đã chỉ dạy. Quý hành giả đọc tụng qua ít nhất một lần để nhờ vào ánh sáng Phật pháp mà biết tội lỗi của mình để biết cách sám hối, tu tập để luôn được an lạc, giải thoát.
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Đệ tử chúng con từ vô lượng kiếp đến nay vì do vô thỉ tham, sân, si từ thân miệng ý phát sinh ra bao nhiêu tội lỗi, hôm nay chí thành cầu ai sám hối.
Xem thêm: Muốn con cháu hưởng phúc thì cả đời phải khắc ghi 10 nghiệp lành này
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận